Một ông nông dân tỉnh Đồng Tháp chưa bao giờ làm ruộng, bất ngờ thành công khi trồng loài cây lạ lẫm này

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người dân xã Long Khánh B, huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) bất ngờ với vườn nho của ông Nguyễn Thanh Tuấn, bởi không ai nghĩ ở vùng biên giới này cây nho lại có thể sống được và xum xuê trĩu quả như vậy…

Vốn gắn bó với nghề đóng ghe, xuồng và chưa từng kinh qua làm ruộng, vườn ngày nào, nhưng vì đam mê trồng nho, ông Nguyễn Thanh Tuấn ngụ ấp Long Bình, xã Long Khánh B, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã mua 13.000m2 đất ruộng lên liếp trồng 1.400 gốc nho.

 

 Ông Nguyễn Thanh Tuấn, xã Long Khánh B, huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) nâng niu từng chùm nho trĩu quả của mình
Ông Nguyễn Thanh Tuấn, xã Long Khánh B, huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) nâng niu từng chùm nho trĩu quả của mình


Qua hơn 5 tháng chăm sóc, vườn nho của ông Tuấn bắt đầu trĩu quả...

Ông Tuấn cho biết, một lần đi du lịch tại Ninh Thuận tham quan vườn nho, ông Tuấn thấy rất thích và có ý tưởng trồng nho trên quê mình.

Thế là ông tìm hiểu cách trồng, thổ nhưỡng và đặt số lượng lớn nho về trồng. Tuy nhiên, thời gian đầu do chưa biết cách trồng nên một số cây chết, còi cọc không lớn.

Qua thời gian mày mò, học hỏi, ông đã khắc phục được tình trạng này và cho ra những cây nho phát triển xanh tốt trên vùng đất biên giới.

Theo ông Tuấn, do giống nho NH01-152 (còn gọi là nho 3 màu) này ưu điểm là khả năng chống bệnh cao, nhanh cho trái, phù hợp với các vùng thổ nhưỡng nên rất dễ trồng.

Giống nho NH01-152 này chỉ cần chọn những chỗ chảng nắng, ít mưa, độ ẩm thấp là cây phát triển tốt.

Về năng suất, qua tham quan các vườn nho ở Ninh Thuận nếu trồng đạt năng suất có thể thu được từ 2-2,5 tấn/1.000m2, sản xuất 2 vụ/năm.

Hiện ngoài trồng nho cho trái, ông Tuấn còn chiết nhiều gốc nho để trồng và bán cho những người xung quanh.

Đặc biệt, ông còn đầu tư cơ sở vật chất phục vụ du lịch tham quan vườn nho. Trước đây, ông Tuấn chỉ nghĩ trồng nho vì đam mê và chưa nghĩ đến chuyện làm du lịch.

Tuy nhiên qua sự quan tâm của địa phương cũng như sự động viên của bạn bè, ông đã đầu tư thêm một số hạng mục để khai thác du lịch vườn nho, theo kiểu kết hợp phục vụ khách tham quan vườn nho kết hợp ăn uống, câu cá...

 


“Với lợi thế gần với các điểm du lịch làng nghề dệt choàng, bãi tắm cồn Long Khánh, hy vọng với điểm tham quan du lịch “Vườn nho Ba Tuấn” này, du khách sẽ có thêm điểm đến khi về với vùng đất Long Khánh...”, ông Nguyễn Thanh Tuấn, xã Long Khánh B, huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) chia sẻ.


https://danviet.vn/mot-ong-nong-dan-tinh-dong-thap-chua-bao-gio-lam-ruong-bat-ngo-thanh-cong-khi-trong-loai-cay-la-lam-nay-20201225155420569.htm



Theo Mỹ Hân (Báo Đồng Tháp/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.