Một ngày ở làng "ăn tới, mần lui"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Làng Mai Xá thuộc xã Gio Mai (huyện Gio Linh, Quảng Trị), nằm bên bờ sông Hiếu, nổi tiếng là một ngôi làng có phong cảnh đẹp, nhiều người học hành đỗ đạt và có nghề làm chắt chắt (con hến).
 

 

Hến là thứ mang cơm no áo ấm về cho người dân làng Mai Xá.
 

 

Làng hến Mai Xá được dân gian đặt cho cái tên là làng “ăn tới, mần lui” là vì muốn ăn con hến thì người ta phải dùng bánh đa (có nơi gọi là bánh tráng) để xúc tới còn động tác cào hến thủ công thì người làm thường phải đi giật lùi. Tuy nhiên, ngày nay, người ta chủ yếu cào hến bằng đò máy thay vì làm thủ công như trước.
 

 

Dụng cụ để người ta cào hến là sự kết hợp giữa 1 thanh tre dài, phía dưới có lưới để rà dưới đáy sông…Từ sáng sớm, có khoảng hơn 20 chủ đò ở Mai Xá ra bến sông Hiếu để ngược xuôi trên dòng sông này đánh bắt hến. Phạm vi mà họ di chuyển dài đến trên dưới 13 km, từ làng Mai Xá lên tận Cầu Đuồi (H.Cam Lộ). Thời gian làm việc thường kéo dài từ 6 giờ sáng đến quá 12 giờ trưa.
 

 

Trung bình mỗi ngày các chiếc đò hến cào được khoảng chừng 40 đến 50 kg hến (tương đương bằng 7 xô, mỗi xô tính ra là 70.000 đồng).
 

 
 

Anh Đặng Văn Quốc, một người có kinh nghiệm hơn 20 năm cào hến ở làng Mai Xá cho biết, trước khi bán đi cho thương lái, số hến này phải được đãi sạch rác rưởi, bùn đất…sơ qua.
 

 

Vậy mà anh Quốc tự hào nói với tôi rằng nhờ nghề cào hến này anh đang nuôi 4 đứa con, 1 đứa đang học ĐH Y dược, còn 2 đứa học trường chuyên của tỉnh, đứa út đang học ở làng.
 

 

Cào được con hến dưới sông đã không dễ nhưng việc lấy con hến ra khỏi vỏ cũng không phải ai cũng làm được. Theo những gia đình chuyên nấu hến ở Mai Xá, hến tươi sau khi được mang lên phải qua mấy công đoạn mới ra được con hến thơm tho, trắng trẻo.
 

 
 

Cụ thể, hến sau khi để khô vài tiếng đồng hồ, sẽ được ngâm nước từ đêm hôm trước đến sáng hôm sau (việc ngâm này để hến nhả cát ra). Sau đó hến sẽ được nấu trên nồi nước. Công đoạn tiếp theo nữa là dùng nước đãi để tách thịt con hến ra khỏi phần vỏ của chúng.
 

 

Hến thành phẩm cùng với nước luộc ra nó hoặc sẽ theo chân các tiểu thương đến bán tại các chợ lớn nhỏ của tỉnh Quảng Trị hoặc sẽ “ở lại” Mai Xá để tạo nên món bún hến Mai Xá, ngon nức tiếng.
 

 

Hiện nay, đi dọc tuyến đường Xuyên Á ngang làng Mai Xá, dễ thấy có khoảng hơn chục quán bán món ăn này. Nhưng quán nổi tiếng nhất và lớn nhất vẫn là của mệ Hằng.
 

 

Quán của Mệ Hằng từ năm 1999 có giá 2.000 đồng/tô bún hến, nay giao lại cho con trai và giá cũng chỉ là 10.000 đồng/tô.
 

 

Bà Hằng cho biết, hến Mai Xá chế biến ra 2 loại bún khô và bún nước. Bún hến khô gồm bún, hến đã xào qua, rau màu , đậu lạc. Còn bún hến nước nguyên liệu như bún hến khô nhưng chan thêm nước luộc hến. Vậy nên, bún hến Mai Xá khác hoàn toàn với bún hến kiểu Huế…

Nguyễn Phúc/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.