TP.HCM nghĩa tình: Chung tay dựng nên Ngôi nhà Trí tuệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thiết lập và vận hành hơn 350 không gian học tập suốt đời hoàn toàn miễn phí tại 17 tỉnh, thành của Việt Nam và các nước Malaysia, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Mỹ. Đó là thành quả của nhóm trí thức đang sinh sống tại TP.HCM cùng cộng sự.

Tổng Bí thư Tô Lâm mới đây có bài viết Học tập suốt đời. Trong đó, Tổng Bí thư nhấn mạnh học tập suốt đời để dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung, để trở thành người có ích cho xã hội. Bài viết của Tổng Bí thư đã gợi cảm hứng để chúng tôi giới thiệu câu chuyện của nhóm trí thức kiến tạo không gian học tập suốt đời với tên gọi Ngôi nhà Trí tuệ (NNTT).

Từ phải sang: Thạc sĩ Nguyễn Quốc Huy, nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn - Tổng biên tập Báo Thanh Niên, Giáo sư Shanon Gramse, thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn trong buổi trao đổi tại tòa soạn Báo Thanh Niên về Ngôi nhà Trí tuệ
Từ phải sang: Thạc sĩ Nguyễn Quốc Huy, nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn - Tổng biên tập Báo Thanh Niên, Giáo sư Shanon Gramse, thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn trong buổi trao đổi tại tòa soạn Báo Thanh Niên về Ngôi nhà Trí tuệ

Những "kiến trúc sư" của Ngôi nhà Trí tuệ

Đồng sáng lập NNTT là thạc sĩ quản trị kinh doanh Nguyễn Anh Tuấn, thạc sĩ quản lý dự án Nguyễn Quốc Huy, chuyên gia giáo dục Trần Thanh Hoài. Đều xuất thân từ những vùng quê nghèo, họ đến TP.HCM học tập rồi định cư tại đây, đều nỗ lực không ngừng để vươn lên và đạt được những thành quả đáng ngưỡng mộ.

Chiêm nghiệm từ sự phát triển của thành phố, những trí thức ấy suy tư, hoài niệm về thời học trò tại miền quê nghèo với điều kiện học tập thiếu thốn, hạn chế. Họ nhận thức rõ một nền giáo dục tiên tiến, bền vững cần phải có không gian học tập suốt đời. Thế là, họ ngồi lại với nhau bàn bạc xây dựng mạng lưới NNTT.

Thật thú vị khi được thạc sĩ Tuấn chia sẻ về ý tưởng "xây" NNTT mà dường như đang đồng hành rất thiết thực với kỷ nguyên mới của dân tộc. "Việt Nam đang nắm trong tay thời cơ để tự quyết vận mệnh tương lai của mình và dù lựa chọn con đường nào thì cũng phải tập trung cho giáo dục - nền tảng quan trọng nhất. Đó là lựa chọn thông minh để hun đúc phẩm hạnh, trí tuệ, khát vọng và lòng tự tôn dân tộc. Mọi quốc gia hạnh phúc và thịnh vượng đều có điểm xuất phát và cốt lõi là "xã hội học tập" với hạt nhân là những công dân học tập suốt đời", thạc sĩ Tuấn lý giải.

NNTT đầu tiên được thành lập năm 2018 ngay trong mái ấm đơn sơ của gia đình cha mẹ thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn tại quê nhà ở H.Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ở đây, tất cả mọi người, đặc biệt là các học sinh, có thể học tất cả kiến thức cần thiết, từ khoa học tự nhiên tới khoa học xã hội, từ xây dựng nền tảng văn hóa tới định hướng nghề nghiệp, từ tiếng Việt tới các ngoại ngữ… hoàn toàn miễn phí. Tại NNTT, những chuyên gia, giáo viên trong nước hoặc nước ngoài có thể dạy trực tiếp hoặc trực tuyến cho các em.

Các học sinh vùng nông thôn có thể đến Ngôi nhà Trí tuệ để được giao lưu, học tập hoàn toàn miễn phí với những chuyên gia, giáo viên... trong nước và nước ngoài
Các học sinh vùng nông thôn có thể đến Ngôi nhà Trí tuệ để được giao lưu, học tập hoàn toàn miễn phí với những chuyên gia, giáo viên... trong nước và nước ngoài

"NNTT dành ưu tiên cao nhất cho các em học sinh ở những khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo học ngôn ngữ Anh với giáo viên bản ngữ", thạc sĩ Huy cho biết.

Anh Nguyễn Anh Tuấn giải thích về hoạt động của NNTT một cách dễ hiểu: "Đó là nơi mọi người chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, hiểu biết… một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với phương châm ai cũng là thầy hoặc trở thành học trò của ai đó. Một thầy dạy toán có thể đứng lớp dạy đạo hàm, tích phân, nhưng cũng có thể ngồi nghe bác nông dân chia sẻ về cách gieo trồng, chăm bón cây. Anh thợ điện có thể dạy các em về an toàn điện, cấu tạo và cách lắp ráp bảng điện…".

Giáo sư Shanon Gramse nhiều lần đưa gia đình đến thăm và giao lưu với các học sinh ở Ngôi nhà Trí tuệ. Sau này ông trở thành tình nguyện viên của mạng lưới
Giáo sư Shanon Gramse nhiều lần đưa gia đình đến thăm và giao lưu với các học sinh ở Ngôi nhà Trí tuệ. Sau này ông trở thành tình nguyện viên của mạng lưới

Shanon Gramse, vị giáo sư tại ĐH Alaska Anchorage (Mỹ) là người từng đến thăm NNTT rồi sau đó trở thành tình nguyện viên, đã cảm phục thốt lên: "Hàng ngàn cuốn sách và bài báo về Việt Nam tôi đọc mấy chục năm qua không thể giúp tôi hiểu Việt Nam bằng vài tuần sống và làm việc tại các NNTT". Ông chia sẻ thêm: "Trong cuộc đời có hai thời điểm khiến tôi hạnh phúc và nhớ mãi: lúc sinh con gái Scout và giai đoạn sinh hoạt tại NNTT".

Viết lên nhiều câu Chuyện nhân ái, trí tuệ

Mạng lưới NNTT đã phát triển nhanh chóng. Chưa đầy 7 năm, gần 350 NNTT đã được thành lập trong nước, đem đến những khóa học miễn phí cho thanh thiếu niên, nhi đồng cũng như những người có hoàn cảnh khó khăn, ít có cơ hội tiếp cận các khóa học chính quy, tập trung. Không dừng ở đó, NNTT đã có mặt tại 5 quốc gia trên thế giới, phục vụ cho kiều bào sinh sống và học tập ở nước sở tại.

Các trụ cột điều hành NNTT đôi khi nói vui: "Chúng tôi là những gã bao đồng, đa mang". Vậy những "gã bao đồng, đa mang" ấy đã làm cách nào để có hàng trăm NNTT ra đời?

Theo tìm hiểu, mỗi NNTT cần cơ sở vật chất để thiết lập không gian học tập, sinh hoạt mà mọi người đến đây học tập, trải nghiệm đều không mất tiền. Đầu tiên, ban giám đốc NNTT phải tìm được một ngôi nhà, thư viện trường học hoặc nhà văn hóa cộng đồng… có thể kiến thiết NNTT. Sau đó, họ tiến hành hoàn chỉnh tổng thể NNTT với các mô đun cơ bản gồm thư viện sách, máy tính… Đầu tư cho các hạng mục này đòi hỏi gói tài chính trên dưới 200 triệu đồng.

Mặt khác, cốt lõi của NNTT là vấn đề nhân sự vận hành. Ai truyền đạt kiến thức, ai tổ chức các hoạt động thường xuyên theo đúng phương châm, mục tiêu của NNTT đề ra? Đó là bài toán không hề dễ giải.

Thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn phát biểu tại lễ ra mắt Ngôi nhà Trí tuệ tại xã Tân Bình, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai
Thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn phát biểu tại lễ ra mắt Ngôi nhà Trí tuệ tại xã Tân Bình, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai

Người viết quen biết anh Nguyễn Anh Tuấn từ khi NNTT đầu tiên chưa ra đời. Lúc đó, tóc của anh chưa có sợi bạc. Đến lúc NNTT thứ 9 được thành lập thì tóc của anh Tuấn "muối nhiều hơn tiêu". Các thành viên bảo Nguyễn Anh Tuấn bạc tóc vì NNTT.

Tuy vậy, thạc sĩ Tuấn mỗi khi nói về NNTT thì tâm trạng lúc nào cũng như… bay lên mây: "Điều chúng tôi tự hào và xúc động nhất không phải ở những con số hàng trăm NNTT mà là rất nhiều câu chuyện nhân ái, trí tuệ được viết lên từ mỗi NNTT. Đó còn là sự quan tâm của các địa phương và đặc biệt là lãnh đạo ở T.Ư, của quý thầy cô, phụ huynh, các em học sinh, cũng như sự chung tay của cộng đồng. Tất cả đã tạo nên sức mạnh, sức lan tỏa của chương trình".

Thư viện Ngôi nhà Trí tuệ nằm trong trường học ở H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai
Thư viện Ngôi nhà Trí tuệ nằm trong trường học ở H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai
Siêu trí tuệ, kỷ lục gia Dương Anh Vũ giao lưu với các học sinh trong ngày ra mắt Ngôi nhà Trí tuệ tại Trường THCS Lê Quý Đôn, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai
Siêu trí tuệ, kỷ lục gia Dương Anh Vũ giao lưu với các học sinh trong ngày ra mắt Ngôi nhà Trí tuệ tại Trường THCS Lê Quý Đôn, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai

Trong khi đó, chuyên gia giáo dục Trần Thanh Hoài ví von hóm hỉnh: "Đã leo lên nóc NNTT rồi thì có ngộp cũng không thể bước xuống. Lẽ ra, tôi là một thầy giáo đứng trên bục giảng. Nhưng có khi làm thầy giáo tôi không có thời gian, không được tự do hơn để đi "xây" NNTT khắp cả nước".

Với những đóng góp kể trên, nhân Ngày quốc tế Xóa mù chữ 8.9 (International Literacy Day), chương trình NNTT và Tủ sách Nhân ái (Tủ sách nhân ái là một chương trình nằm trong hệ sinh thái chung NNTT - Tủ sách Nhân ái) được vinh danh tại hạng mục Thực hành xuất sắc, giải thưởng Xóa mù chữ - Phổ biến tri thức năm 2023 của Thư viện Quốc hội Mỹ.

Đóng góp không nhỏ cho NNTT còn có các chuyên gia tài chính, kinh tế, giáo dục… tài giỏi và giàu lòng nhân ái như tiến sĩ Phan Thủy Chi, các thạc sĩ Châu Thiên Trúc Quỳnh, Ngô Diệu Thúy, Nguyễn Thị Vân Anh và kỹ sư Phan Đăng Chương.

Ngoài ra, còn có đội ngũ trí thức nổi tiếng như Giáo sư Trương Nguyện Thành, thạc sĩ Tống Liên Anh, tiến sĩ Nguyễn Đông Hải, kỷ lục gia Dương Anh Vũ… trong vai trò cố vấn, hoặc tham gia các buổi nói chuyện về nhiều lĩnh vực cho học sinh.

Theo Quang Viên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

'Đất thép' nở hoa

'Đất thép' nở hoa

Cách trung tâm Sài Gòn hơn 50km, ở cửa ngõ phía Tây Bắc, căn cứ Đồng Dù (Củ Chi) được quân đội Sài Gòn ví như “cánh cửa thép”, phòng tuyến kiên cố ngăn cản đà tiến công như vũ bão của quân giải phóng.

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.