Người lưu giữ ký ức đồng đội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Suốt 40 năm qua, ông Lâm Văn Bảng (TP Hà Nội) đã vào Nam ra Bắc để tìm kiếm kỷ vật chiến tranh và mở Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày. Tâm nguyện của ông là để tri ân đồng đội và giáo dục thế hệ trẻ về tinh thần yêu nước, trân trọng hòa bình.

Bán nhà để mở bảo tàng

Chúng tôi trở lại thăm Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày ở thôn Nam Quất (xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội) vào một ngày đầu tháng 3. Thật bất ngờ, lần trở lại thăm này, chúng tôi đã được thấy một công trình mới của thanh niên tại bảo tàng, đó là số hóa địa chỉ đỏ do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Hội LHTN Việt Nam xã Nam Triều thực hiện. Năm nay ông Bảng đã bước sang tuổi 82, mái tóc đã bạc trắng như cước, đôi chân không còn khỏe khoắn, song những ký ức về đồng đội và những ngày tháng ở lao tù Phú Quốc vẫn in sâu trong tâm trí ông. Mỗi lần nghe ông kể lại, trong cái khí thế hào hùng ấy là đôi mắt rưng rức lệ vì nỗi nhớ đồng đội.

Ông Lâm Văn Bảng (mặc quân phục) và ông Nguyễn Đình Quốc, nguyện dành nốt quãng đời còn lại gìn giữ Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày
Ông Lâm Văn Bảng (mặc quân phục) và ông Nguyễn Đình Quốc, nguyện dành nốt quãng đời còn lại gìn giữ Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày

Ông Bảng nhập ngũ năm 1965. Trong chiến dịch Mậu Thân 1968, ông bị địch bắt và giam ở nhà lao Biên Hòa. Sau đó, ông bị đày ra nhà tù Phú Quốc và nếm trải, chứng kiến những kiểu tra tấn dã man của bọn cai ngục. Năm 1973, ông cùng nhiều đồng đội được trao trả theo Hiệp định Paris. Hòa bình lập lại, trở về cuộc sống đời thường với thương tật 1/4, ông Bảng làm việc trong lĩnh vực cầu đường ở huyện Phú Xuyên.

Tuy nhiên, hình ảnh đồng đội bị cai ngục đổ xà phòng sôi vào miệng, bị đánh gãy tay chân, hay bị nhốt trong thùng phuy tra tấn bằng âm thanh, cứ ám ảnh ông không dứt. “Tôi bắt đầu đi tìm kiếm kỷ vật đồng đội từ năm 1985, đến năm 2004, tôi thành lập phòng truyền thống. Năm 2006, phòng truyền thống được nâng cấp thành bảo tàng và là bảo tàng tư nhân đầu tiên của cả nước”, ông Bảng cho biết.

Để có được bảo tàng như ngày hôm nay, người thương binh già Lâm Văn Bảng đã đi khắp đất nước để sưu tầm kỷ vật, cũng như bán cả đất, cả nhà để xây dựng bảo tàng với tâm nguyện tri ân đồng đội. “Tôi giấu vợ bán mảnh đất ở Phủ Lý (Hà Nam) đi mua đất liền kề đất nhà. Tôi cũng vận động được dòng tộc hiến tặng 1.600m2 đất hương hỏa để có quỹ đất mở bảo tàng. Bên cạnh đó là hàng trăm chuyến đi trên khắp đất nước đến các nhà tù của chế độ cũ, nhà những đồng đội cũ, những nhân chứng lịch sử để tìm kiếm, quyên góp kỷ vật chiến tranh”, ông Bảng cho biết.

Nơi đồng đội sum họp

Từ khi bảo tàng được thành lập, đồng đội xa gần tìm đến ôn lại một thời hoa lửa. Không những vậy, có khoảng 20 cựu chiến binh đã tình nguyện cùng ông Bảng gìn giữ và phát triển bảo tàng. Ông Bảng cũng đã viết hơn 3.000 bức thư tay gửi đồng đội cả nước để vận động “đưa tội ác của bọn cai ngục ra ánh sáng”. Công cuộc đi sưu tầm kỷ vật đồng đội khó như mò kim đáy bể và tốn rất nhiều chi phí, song ông Bảng sẵn sàng dành hết thời gian, tiền bạc cá nhân ra vì lý tưởng lớn.

Ông Bảng (mặc quân phục) đã phục dựng lại tội ác của bọn cai ngục chế độ cũ
Ông Bảng (mặc quân phục) đã phục dựng lại tội ác của bọn cai ngục chế độ cũ

“Chúng tôi đã 21 năm lên rừng, xuống biển, ra đảo. Những hiện vật ở đây phải đổi bằng xương, bằng máu mới giữ gìn được. Có hiện vật đã được gia đình thân nhân đặt lên bàn thờ liệt sĩ, chúng tôi cúi xin người đã khuất, đồng thời động viên thân nhân tin tưởng trao lại cho bảo tàng lưu giữ. Tôi cũng dựng một đền thờ liệt sĩ trong khuôn viên bảo tàng và bất cứ khách nào ghé thăm đều đến dâng hương các anh hùng liệt sĩ trước khi đi tham quan”, ông Bảng cho biết.

Ông Nguyễn Đình Quốc, cựu tù nhà tù Phú Quốc giai đoạn 1972-1973, nguyên thuyền phó Đoàn tàu không số cho biết: “Năm 2014 tôi biết đến bảo tàng, khi xem lại những mô phỏng tra tấn đồng đội, tôi không cầm được nước mắt. Cho dù bị cực hình, song “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao/ Muốn nên sự nghiệp lớn/ Tinh thần phải càng cao”. Từ đó, tôi về đây chung lưng đấu cật hỗ trợ đồng chí Lâm Văn Bảng gìn giữ bảo tàng”.

Hiện nay, bảo tàng đang lưu giữ khoảng 5.000 hiện vật, 6.000 cuốn sách được bố trí khoa học với 10 khu trưng bày theo các chủ đề. Mọi hiện vật tại bảo tàng đều chú thích rõ ràng, như: lá cờ Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam do đồng chí Lê Văn Dụ (làng Cổ Châu, xã Nam Phong, Phú Xuyên), chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, ôm hôn lá cờ trong ngày Mỹ trao trả tù binh trại giam Phú Quốc bên bờ sông Thạch Hãn, ngày 18-2-1973; hay súng kíp của đồng chí Nguyễn Văn Tòng sử dụng chiến đấu khi làm dân quân du kích tại chiến khu Định Hóa (Thái Nguyên) trong kháng chiến chống Pháp…

Ông Bảng cho biết, bảo tàng hoạt động theo phương châm 4 tự là tự nguyện, tự túc, tự bảo quản và tự chịu trách nhiệm. Sau 19 năm đi vào hoạt động, bảo tàng đã đón hàng trăm ngàn lượt khách đến tham quan. Dịp 30-4 hay 27-7, bảo tàng rất đông khách như một đại gia đình khắp đất nước về sum họp.

“Năm kia, có một cô gái người Mỹ ghé thăm bảo tàng. Khi xem lại các tội ác của Mỹ ngụy, cô gái không tin vào mắt mình vì ông nội cô từng tham chiến tại Việt Nam và chưa bao giờ kể cho cô về sự thật chiến tranh”, ông Bảng cho biết. Để hiện vật được đến gần hơn với thế hệ trẻ, trước đây, ông Bảng thường mang một số hiện vật đến giao lưu tại các trường học, mời một số nhân chứng lịch sử đến kể chuyện. Đến nay, ông Bảng đã tận dụng mạng xã hội đưa hình ảnh bảo tàng lên mạng để bạn bè xa gần biết đến. Bảo tàng còn phát wifi miễn phí với mật khẩu 27072014, là ngày bảo tàng phủ sóng wifi, như một lời nhắc nhở thế hệ trẻ.

Theo Nguyễn Văn Công (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null