Một luật sư ham học

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Gặp ông trong một buổi chiều đông Pleiku se se lạnh, sau khi bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ tại trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP. HCM) trở về. Ở tuổi 72 nhưng ông vẫn muốn tiếp tục “học nữa, học mãi”. Sự học theo cách nghĩ của ông rất đơn giản: “Học không chỉ để hiểu biết, làm việc mà học còn để làm gương, nhiều người có tiền nhưng chưa chắc làm được nếu không quyết tâm”. Ông là Luật sư Lê Đình Quốc (sinh năm 1950), nhiều người thường gọi ông với cái tên thân quen Luật sư Quốc – Đại Vinh Gia Trang.

 Luật sư Lê Đình Quốc (người đứng thứ 4 từ phải sang) dự Đại hội biểu dương các mô hình học tập tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2016-2020.
Luật sư Lê Đình Quốc (người đứng thứ 4 từ phải sang) dự Đại hội biểu dương các mô hình học tập tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2016-2020.


Sinh ra tại vùng quê nghèo, có truyền thống hiếu học – vùng đất có Văn chỉ từ thời Nhà Nguyễn – xã Ân Thạnh, Hoài Ân, Bình Định. Với tuổi thơ cơ cực nên ý thức ham học hỏi, khát khao vượt qua khó khăn đối với ông luôn cháy bỏng. Năm 16 tuổi, ông theo gia đình lên Gia Lai lập nghiệp. Cuộc sống nơi đất khách quê người rất khó khăn. Ông làm đủ mọi công việc trước khi đi học đại học. Việc học chương trình phổ thông của ông cũng gian truân (học bổ túc) chứ không được học như những người khác. Ở tuổi 50  ông mới tốt nghiệp Đại học Luật Huế (hệ vừa học vừa làm), 55 tuổi ông trở thành Luật sư, sau khi trải qua các lớp đào tạo, tập sự, kiểm tra tại Học viện Tư pháp.

Trong quá trình hành nghề Luật sư ông luôn trau dồi kiến thức pháp luật và có chí cầu tiến, đối với ông kiến thức đối với hiểu biết con người như giọt nước, không bao giờ đủ. Với mong muốn bảo vệ tốt nhất cho thân chủ và mở rộng kiến thức pháp luật, ông quyết tâm thi và đỗ vào lớp Thạc sĩ Luật Kinh tế của Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP. Hồ Chí Minh).

 

 Luật sư Lê Đình Quốc với Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.
Luật sư Lê Đình Quốc với nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.


Trong quá trình học tập, ông luôn chuyên cần, với phương châm: “cần cù bù thông minh, tuổi cao chí càng cao”. Trước khi bảo vệ luận văn ông vinh dự được đại diện cho tỉnh Gia Lai đi dự Đại hội biểu dương các mô hình học tập tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2016-2020, do Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Ông hiện tại là trưởng họ Lê Đình tại Gia Lai, ông có rất nhiều đóng góp xây dựng dòng họ hiếu học. Dòng họ của ông ở Gia Lai hiện có 18 hộ, 62 khẩu, trong đó có 22 người tốt nghiệp đại học, 04 người có bằng thạc sĩ và 5 người đang theo học đại học, 3 người đang học thạc sĩ ở trong và ngoài tỉnh. Đây cũng là dòng họ tích cực xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài của dòng họ và đóng góp vào Hội Khuyến học các cấp.

 

Luật sư Lê Đình Quốc tại buổi nói chuyện với sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Luật sư Lê Đình Quốc tại buổi nói chuyện với sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng.


Tại buổi nói chuyện với hơn 200 sinh viên Khoa Luật – Trường Đại học Tôn Đức Thắng, ông đã chia sẻ những khó khăn, vất vả về những thăng trần cuộc đời của ông. Ông đã trực tiếp truyền lửa cho thế hệ trẻ về sự đam mê học hỏi, kinh nghiệm để vượt qua khó khăn, muốn thành công thì không ngừng vươn lên trong cuộc sống.
 

Nói về những dự định trong thời gian tới ông cho rằng, giờ mình có điều kiện về kinh tế rồi, muốn giúp cho những hoàn cảnh khó khăn, sẵn sàng trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách.
Nói về những dự định trong thời gian tới ông cho rằng, giờ mình có điều kiện về kinh tế rồi, muốn giúp cho những hoàn cảnh khó khăn, sẵn sàng trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách.


Ông Lưu Đình Quánh, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Gia Lai cho biết, Luật sư Lê Đình Quốc hiện là Cộng tác viên của Trung tâm, ông làm việc rất nhiệt tình, năng nổ, không ngại khó khăn, gian khổ. Các vụ án giao cho ông đều được nghiên cứu tỉ mỉ, có chất lượng.

Theo NGUYỄN QUANG QUÝ (lsvn.vn)

Có thể bạn quan tâm

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.