Một học sinh ở Đắk Nông bị hiệu trưởng "giam" học bạ nên phải nghỉ học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Em Y.H.Bkrông (xã Tâm Thắng, huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông) không có tiền đóng quỹ (quỹ lớp, trường...), đã bị hiệu trưởng giữ lại học bạ nên đã không thể tiếp tục chuyển cấp lên lớp, phải nghỉ học giữa chừng.

"Giam" học bạ vì không đủ tiền đóng quỹ

Trong căn nhà đơn sơ, lụp xụp, ông Y Liêng (ông ngoại của Y H. Bkrông, trú tại xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) tâm sự, sau khi kết thúc năm học 2019-2020, vì gia đình không có 550.000 đồng để đóng tiền quỹ nên trường Trường Tiểu học Hà Huy Tập (Xã Tâm Thắng, huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông) không trả học bạ chuyển cấp cho Y H. Bkrông, do đó cháu đã phải nghỉ học.


 

 Hai ông cháu Y Liêng và Y.H.Bkrông trong căn nhà đang trú ngụ. Ảnh: B.T
Hai ông cháu Y Liêng và Y.H.Bkrông trong căn nhà đang trú ngụ. Ảnh: B.T


Một giáo viên chủ nhiệm lớp 5 của em Y.H.Bkrông nói rằng: "Khi hết năm học vừa qua, tôi đã trình bày hoàn cảnh gia đình em Y H. Bkrông rất khó khăn nhưng hiệu trưởng vẫn kiên quyết giữ hồ sơ. Tôi khẳng định hiệu trưởng làm trái lương tâm đạo đức nhà giáo. Đáng lẽ học sinh khó khăn thì thầy phải tìm cách huy động, hỗ trợ để em được đi học, đây lại giữ học bạ lại để thu tiền.

Còn theo cô Nguyễn Thị Minh Châu (giáo viên Trường Mầm non tư thục Phúc Lộc, xã Tâm Thắng), khi nắm được việc em Y H. Bkrông không được rút hồ sơ để đi học, ngày 28.9.2020, cô đã chở em này lên trường đóng tiền cho hiệu trưởng.

"Thầy hiệu trưởng không viết biên lai thu tiền mà ghi vào sổ của thầy. Sau đó, tôi chở em Y H. Bkrông lên Trường THCS Phan Đình Phùng xin vào học và mua 2 bộ đồng phục cho em, tổng cộng hết 920.000 đồng. Lúc này, nhà trường đã vào học được khoảng 3 tuần" - cô Châu nói.


 

Một góc trường Tiểu học Hà Huy Tập. Ảnh: B.T
Một góc trường Tiểu học Hà Huy Tập. Ảnh: B.T


Theo băng ghi âm tại một cuộc họp, ông Nguyễn Ngọc Hải - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Huy Tập - nói rằng: "Nguyên tắc anh đi học thì anh phải đóng tiền và đã thỏa thuận mọi vấn đề với nhà trường này thì phải chấp nhận. Còn anh không đóng tiền thì chúng tôi có biện pháp để giữ… Quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ và tôi làm hoàn toàn đúng".

"Ngâm" tiền thưởng học sinh?

Ngoài ra, một số giáo viên của trường cũng phản ánh, trong các năm học từ 2018 đến 2021 có rất nhiều giải thưởng cá nhân mà học sinh tham gia các phong trào đạt được thành tích cao, nhưng học sinh chỉ nhận được giấy khen, không nhận được đúng số tiền thưởng của ban tổ chức.

Ví như em N.T.N.H. tham gia cuộc thi kể chuyện sách hè đã đạt giải 3, hay em Y P. Êban, đạt giải nhất cuộc thi sáng tạo thanh thiếu nhi cấp huyện, giải khuyến khích cấp tỉnh... nhưng các em không được nhận tiền thưởng hoặc chỉ được nhận 200.000 đồng.

Trước đó, 2 giáo viên của Trường Tiểu học Hà Huy Tập đã gửi đơn tới cơ quan chức năng tố cáo ông Nguyễn Ngọc Hải có hàng loạt sai phạm trong quá trình công tác. Nổi cộm nhất đó là 2 vấn đề trên như đã nêu ở trên.

Ông Phạm Văn Hiệp - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cư Jút cho hay, theo nguyên tắc, học sinh học xong là phải trả hồ sơ. Nếu có vướng mắc gì thì phải làm việc với gia đình để tìm hiểu. Các khoản phụ thu này cũng chỉ để phục vụ lại trường, nếu cảm thấy học sinh khó khăn quá thì thôi hoặc kêu gọi giáo viên trong trường giúp đỡ. Phòng cũng đã chỉ ra cho thầy Hải thấy như vậy là sai.

Khi đơn vị cử người về nắm bắt vụ việc thì ông Hải cũng nhận thấy sai sót của mình. Phòng cũng đã làm việc với Huyện ủy Cư Jút và thống nhất Huyện ủy sẽ giải quyết đơn thư của các giáo viên vì có liên quan đến công tác Đảng, ông Hiệp thông tin.

 

https://laodong.vn/xa-hoi/mot-hoc-sinh-o-dak-nong-bi-hieu-truong-giam-hoc-ba-nen-phai-nghi-hoc-920606.ldo

Theo BẢO TRUNG  (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.