Một doanh nghiệp Việt bị lừa đảo gần 90.000 USD tại Nigeria

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Nigeria (Bộ Công Thương), Công ty trách nhiệm hữu hạn H.T.N. TP. Hồ Chí Minh (Cty H.T.N Việt Nam) bị đối tác phía Nigeria là Rosohan System Nigeria Limited (Công ty Rosohan Nigeria) chiếm đoạt số tiền tổng cộng 85.994 USD.
Cụ thể, từ năm 20217, Cty H.T.N Việt Nam ký kết 2 hợp đồng nhập khẩu gỗ xẻ dạng hộp (CD Square Log), xuất xứ Cameroon, với đối tác xuất khẩu Cty Rosohan Nigeria.
Theo đó, hợp đồng thứ nhất được ký ngày 07/04/2017, số lượng nhập khẩu 05 containers 20’FCL, gỗ Pachylova xẻ dạng hộp, tổng trị giá là 69.350 USD. Hợp đồng thứ hai, ký ngày 12/05/2017, số lượng 10 container 20’FCL gỗ Pachylova xẻ dạng hộp với tổng trị giá là 142.500 USD.
Sau đó, đến ngày 10/04/2017, Cty H.T.N Việt Nam đã chuyển khoản (T/T) từ Ngân hàng CP Techcombank Việt Nam, cho cty Rosohan Nigeria, thông qua ngân hàng Diamond Bank PLC, Lagos, Nigeria, Swift code: DBLNNGLA, số tiền đặt cọc 34.675USD (tương đương 50% giá trị của hợp đồng thứ nhất).
 
Đối tượng Joseph Jegede, Giám đốc cty Rosohan Nigeria. (Ảnh: Thương vụ Việt Nam tại Nigeria)
Tiếp đó, ngày 01/06/2017, Cty H.T.N Việt Nam chuyển cho đối tác số tiền 34.675 USD (tương đương 24,33% giá trị hợp đồng thứ hai). Như vậy, tổng cộng số tiền đặt cọc 2 hợp đồng là 69.350 USD.
Tuy nhiên, đến nay, đã 3 năm trôi qua, đối tượng Joseph Jegede, Giám đốc cty Rosohan Nigeria, viện dẫn nhiều lý do không chính đáng, không thực hiện hợp đồng, không trả lại số tiền đặt cọc.
Ngày 22/03/2020, Văn phòng Luật sư Synergy Law Partners Nigeria, đại diện của cty Rosohan Nigeria, gửi công văn cho công ty H.T.N Việt Nam, thông qua Thương vụ Việt Nam tại Nigeria, viện dẫn lý do: "Chính phủ Cameroon cấm xuất khẩu gỗ tròn, coi đó là trường hợp bất khả kháng để không giao hàng". Điều đáng nói, công văn trên không đưa ra số văn bản, ngày tháng của văn bản nên không có cơ sở.
"Mặt khác, Công ty H.T.N Việt Nam ký hợp đồng nhập khẩu từ công ty Rosohan Nigeria, đối tượng là gỗ xẻ dạng hộp (CD Square Log), không phải gỗ tròn (Round Log). Do đó việc Chính phủ Cameroon cấm xuất khẩu gỗ tròn, không làm ảnh hưởng đến việc mua bán của hai bên.
Trong trường hợp không giao được hàng, công ty Rosohan Nigeria phải hoàn trả lại tiền đặt cọc cho công ty H.T.N. Việt Nam. Tuy nhiên, đối tượng Joseph Jegede, Giám đốc công ty Rosohan Nigeria, đã chiếm đoạt số tiền của công ty H.T.N Việt Nam tổng cộng 85.994 USD, bao gồm 69.350 USD đặt cọc, và 16.664 USD tiền lãi ngân hàng (8%/năm x 3 năm)", đại diện Thương vụ Việt Nam tại Nigeria cho hay.
Trước đó, ngày 05/07/2019, Thương vụ Việt Nam tại Nigeria cho biết, cơ quan này đã đăng thông tin "Cảnh báo 4 trường hợp lừa đảo cơ bản tại Tây Phi".
Đến nay, sau khi xảy ra sự việc trên của Cty H.T.N Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Nigeria tiếp tục cảnh báo các doanh nghiệp trong nước cẩn trọng khi giao dịch với các đối tác tại Nigeria nói riêng và châu Phi.
"Trước khi ký kết hợp đồng với đối tác Nigeria, doanh nghiệp trong nước cần thông tin đối tác cho Thương vụ, trước khi ký hợp đồng. Tránh trường hợp xảy ra tranh chấp mới thông báo như trường hợp này. Mặc dù thẩm định doanh nghiệp thuộc các nước Tây Phi có thật, tuy nhiên các doanh nghiệp này vẫn có thể lừa đảo.
Để tránh bị rủi ro, khi ký hợp đồng xuất khẩu-nhập khẩu, doanh nghiệp trong nước nên áp dụng hình thức thanh toán "Thư tín dụng không hủy ngang, thanh toán ngay (Irrevocable L/C, At sight). Không dùng các hình thức thanh toán chuyển tiền đặt cọc bằng điện (T/T), 30% (hoặc 50%) trả trước, có thể bị mất tiền như trường hợp nêu trên", đại diện Thương vụ Việt Nam tại Nigeria khuyến cáo.
Thanh Phong (Dân Việt) 

Có thể bạn quan tâm

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Bất thường cổ phiếu LDG

Bất thường cổ phiếu LDG

Dù đang có tổng nợ vay lên tới 893 tỷ đồng, ghi nhận lỗ luỹ kế hơn 1.375 tỷ đồng và từng bị nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục nhưng cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư LDG vẫn tăng trần 5 phiên liên tiếp, từ 2.500 đồng lên 3.470 đồng/cổ phiếu.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

(GLO)- Ngày 1-7, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn đã có buổi làm việc với ông Greg Soster-Giám đốc Tập đoàn Công nghệ SOS (Úc) và đại diện Hiệp hội Du lịch Úc tại Việt Nam. Buổi làm việc nhằm trao đổi, tìm hiểu tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực du lịch, bất động sản và công nghệ xây dựng.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Chỉ còn 2 tuần nữa, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức vận hành trên cả nước. Một cuộc "cách mạng" tái cấu trúc toàn diện từ không gian địa lý đến bộ máy, con người... đang thổi một làn gió mới đầy hào hứng tới cộng đồng doanh nghiệp.

null