Miếng bánh vận tải hàng không và chuyện "con nuôi-con đẻ"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các doanh nghiệp vận tải khách ngành hàng không Việt Nam gần đây thi thoảng lại rộ lên những phàn nàn, yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, thậm chí kêu cả tận Chính phủ mong đứng ra làm "quan toà"để được giải quyết sự không công bằng trong phân phối suất bay.
Trong đại dịch toàn cầu Covid-19, không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới, ngành hàng không đều cùng bị thiệt hại nặng nề nhất trong các ngành kinh tế. Chuyện mới đây, Hãng hàng không Avianca, hãng già đời thứ hai của thế giới cũng như của châu Mỹ Latinh tuyên bố phá sản do gục ngã trước Covid-19 đã khiến thế giới giật mình. Sự phá sản của Avianca là ví dụ tiêu biểu cho các thách thức đối với các hãng hàng không không thể dựa vào trợ cấp của nhà nước, hoặc nếu các khoản trợ cấp không đến kịp thời. 
Và tiếp đó, việc Chính phủ Thái Lan cho phép Thai Airways International  nộp đơn bảo hộ phá sản đang được đưa ra như một giải pháp để xem xét nhằm tái gây dựng hãng hàng không quốc gia Thái Lan sau khủng hoảng bởi đại dịch này. Nó như một cú đấm bồi ngang knock out sau 3 năm khó khăn chưa gượng dậy nổi .
Như vậy đủ thấy sự khủng hoảng này luôn rình rập mọi hãng hàng không, không trừ một ai. Và hãng nào càng lớn, càng cồng kềnh, nội lực yếu, vay nợ nhiều thì nguy cơ càng cao, không kể họ là nhà nước hay tư nhân.
 
Đón công dân Việt Nam từ Indonesia về nước hạ cánh tại sân bay Cần Thơ. Ảnh: TTXVN.
Những tưởng sau vụ Cục Hàng không Việt Nam chia slot bay khi cả nước phải giãn cách xã hội sẽ là một bài học cần được rút kinh nghiệm, bởi cách họ chia "miếng bánh" đã không công bằng, thì bây giờ, thêm một lần "miếng bánh" lại chia không đều. Người ta so bì, cho rằng có sự bất công, coi con nuôi con đẻ (ý tôi muốn nói đến hàng không tư nhân và hàng không nhà nước) đã bị đối xử khác nhau, nhất là khi Nghị quyết Trung ương 10, Khoá 12 về vai trò và động lực của kinh tế tư nhân đã ban hành, và thực tế đã cho thấy, chủ trương nói trên của Đảng ta là rất đúng đắn, sáng tạo.
Một khi đã đánh giá như vậy, lẽ ra cần có sự công bằng mỗi khi ngành hàng không phải chia "miếng bánh" cho các hãng vận tải hàng không sao cho hài hoà, thoả đáng nhất.
Theo  số liệu của ngành hàng không Việt Nam, có 3 hãng hàng không gọi là nhỉnh hơn so với các hãng còn lại, trong đó Vietnam Airlines có 106 chiếc máy bay các loại, VietJet Air có 87 chiếc,  Bamboo Airways có 16 chiếc. 
Về thị phần trước khi đại dịch Covid-19  xảy ra, Vietjet chiếm thị phần nội địa lớn nhất. Ngược lại VNA chiếm thị phần quốc tế lớn hơn cả. 
Về khoản đóng góp cho ngân sách hàng năm, thì VNA đóng góp khoảng 10.000  tỷ đồng, VJ đóng góp khoảng 9.000 tỷ đồng. Riêng hãng Bamboo, do mới ra đời cho nên đóng góp chưa nhiều, tôi không liệt kê ra đây.
Nếu nói về khoản đóng góp thì dĩ nhiên hãng tư nhân đóng góp nhiều hơn VNA, bởi trong mấy chục năm qua, VNA được đầu tư bởi ngân sách, trong khi với hãng tư nhân, Nhà nước thực chất là "tay không… hưởng ngân sách".
Trước đó, khi phân bổ "suất bay"đợt giãn cách xã hội, VNA được giao 45/60 chuyến. Dư luận lên tiếng về sự ưu ái quá đáng này cho VNA, Bộ GTVT trong đợt phân bổ lịch bay giai đoạn kế tiếp đã công bằng hơn nhưng lại cho phép VNA bay "suất" của Jetstar.
Báo chí vào cuộc, lịch bay trong nước giờ đây đã bớt bất công  đôi chút nhưng Bộ GTVT lại thiên vị VNA trong việc phân bổ "suất bay" đưa công dân ở Việt Nam về nước.     
Lẽ ra, hôm 14/5 vừa rồi, khi phân bổ suất bay đưa công dân Việt Nam từ các vùng dịch trở về theo tinh thần nhân đạo của Đảng và Nhà nước "không bỏ lại một công dân nào phía sau", Cục Hàng không Việt Nam nên căn cứ hoặc vào tổng số các chuyến bay quốc tế của mỗi hãng trước khi có dịch xảy ra; hoặc căn cứ vào mức thuế mỗi hãng đóng góp cho ngân sách; hoặc căn cứ vào thị phần trước khi có dịch để mà chia "miếng bánh" - 21 chuyến bay quốc tế nói trên cho các hãng thì mới là công bằng. 
Đó là nghe nói, văn bản số1876/CHK-VTHK  VN ký ngày 14/5 đã được điều chỉnh một chút trước khi ký ban hành do không ổn nên đã có ai đó tham mưu lại. Ví dụ như chặng bay từ Việt Nam sang Ấn Độ, lâu nay chỉ có Vietjet vận chuyển, bỗng nhiên lại không được Cục phân bổ cho họ một chuyến nào.
Chỉ đến khi "con khóc", Cục Hàng không Việt Nam mới "cho bú" (được phân bổ cho 1 suất bay tương tự như VNA) và tổng số 21 chuyến bay quốc tế nói trên, Cục chia cho VNA 14 chuyến, Vietjet Air 5 chuyến và Bamboo Airways 2 chuyến.
Tất nhiên có những chuyến bay chỉ có VNA đủ điều kiện, chẳng hạn như chuyến bay đường dài đi Mỹ, chỉ VNA mới có giấy phép và có máy bay thân rộng. Song ngoài ra, nếu dựa trên những yếu tố đã đề cập ở trên, tôi nghĩ cách phân bổ chuyến bay theo tỷ lệ này có vẻ như không hoàn toàn công tâm.
Giả sử như các chuyến bay đưa công dân về từ vùng dịch là miễn phí thì có lẽ tôi không bàn,  vì ai tình nguyện nhiều thì càng cảm ơn họ. Còn đây là các chuyến bay thương mại, có bán vé, thậm chí giá vé cao vì thường chỉ có một chiều có khách, chiều đến các nước thường chỉ là hàng hoá nếu tìm được nguồn, còn không thì cũng vẫn không tải. Như vậy, càng cho thấy cần phải được công bằng. Các hãng càng ít được bay cũng đồng nghĩa họ phải trả phí đỗ cho các cảng hàng không nhiều. Lỗ chồng lỗ càng lớn thêm.
Tiền thuế mà các hãng đóng cho ngân sách thì tiền nào cũng là tiền và đều để nuôi bộ máy, nuôi dân cũng như để chi cho phúc lợi xã hội... Một khi anh đã cấp giấy phép cho họ hoạt động thì cũng cần được bình đẳng tương đối (tôi chỉ muốn tương đối chứ tuyệt đối cũng rất khó ).
Tôi biết, cũng có quan điểm sẽ không tán thành cách này vì họ cho rằng, VNA còn nhiều nhiệm vụ chính trị nên cần  được nhà nước ưu tiên. Tôi cũng đồng ý quan điểm này nhưng cần rạch ròi, minh bạch, tránh nhập nhằng vai trò đóng góp của từng hãng và tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các hãng hàng không.
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời từng nói: "Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng". Chính từ chỗ không công bằng như  vậy nên nảy sinh thắc mắc, tâm tư.
Hãng hàng không nào cũng đang gặp nhiều khó khăn, Nhà nước nếu có giúp VNA thì nên tách bạch giúp với tư cách cổ đông. Còn lại, phải bảo đảm công bằng bình đẳng đúng như quy định của Luật Hàng không. Tình trạng phân biệt đối xử kiểu con nuôi – con đẻ như nhiều thập kỷ qua chỉ khiến VNA dựa dẫm, chậm lớn, kém hiệu quả.  
Bài học của các hãng hàng không quốc gia Nhật Bản, Philippines và bây giờ là Thái Lan còn nguyên giá trị. Lúc này, Chính phủ cần tham khảo kinh nghiệm 3 quốc gia nói trên: Cho tái cấu trúc VNA, thay vì bơm tiền "hà hơi thổi ngạt" hãng này.
Quốc Phong (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.