Mục tiêu không viển vông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hôm nay 12-2, Quốc hội khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 9 và kéo dài tới ngày 19-2, làm việc cả ngày thứ bảy.

Quốc hội sẽ xem xét, thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có đề án bổ sung của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% hoặc cao hơn nếu điều kiện thuận lợi.

Đây rõ ràng là mục tiêu đầy thách thức. Tại hội nghị giữa Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ vào ngày 6-2 để chuẩn bị cho kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trong các chỉ tiêu, việc thực hiện khó nhất là chỉ tiêu tăng trưởng.

Thực tế, trong 5 năm 2016-2020, chưa năm nào kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 8%. Còn trong 5 năm gần đây, chỉ có năm 2022 kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 8,02%, nhưng đó là trên nền tăng trưởng thấp của năm 2021 - năm ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Quý 3-2021, mức tăng trưởng thậm chí còn rớt sâu (-6,17%).

Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng 7,09% trong năm 2024. Tăng trưởng 8% trở lên trên nền tăng trưởng cao như vậy, lại trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn gặp nhiều khó khăn, kinh tế trong nước còn những yếu kém nội tại chắc chắn đòi hỏi rất nhiều nỗ lực.

Nhưng đây không phải là một mục tiêu viển vông, không có cơ sở. Chính phủ đã tổ chức hội nghị với các địa phương và từ đó lần đầu tiên trên cơ sở sự đồng thuận của địa phương, đã thực hiện cơ chế “khoán tăng trưởng”.

Theo Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5-2-2025 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương của Chính phủ, có 17 địa phương được giao tăng trưởng ở mức 2 con số. Mục tiêu cao, áp lực lớn, buộc lãnh đạo các địa phương phải dốc hết sức lực và trí tuệ, phải lao tâm khổ tứ, phải thu phục nhân tâm, phải đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ khác và làm khác.

Đây thực sự là một sự thay đổi lớn về tư duy điều hành kinh tế vĩ mô đúng theo tinh thần phân cấp mạnh, toàn diện cho địa phương theo hướng “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.

Trách nhiệm của Chính phủ trong hỗ trợ địa phương đạt mục tiêu tăng trưởng cũng rất nặng nề. Giúp địa phương hoàn thành được mục tiêu, Chính phủ phải tạo được động lực đủ mạnh và không gian thể chế đủ rộng để các địa phương khai thác hiệu quả nhất tiềm năng sẵn có; để các địa phương không chỉ được quyết “làm gì”, mà cả “làm như thế nào”; không phải xin ý kiến cơ quan trung ương, cơ quan cấp trên.

Vai trò “nhạc trưởng” của trung ương cũng vô cùng quan trọng để đảm bảo không có tình trạng “xé rào” pháp luật vì cạnh tranh tăng trưởng giữa các địa phương; đảm bảo sự phối hợp ăn ý, nhịp nhàng giữa các tỉnh, thành trong vùng kinh tế, phát huy tốt nhất thế mạnh của từng địa phương và hiệu quả kết nối. Trường hợp cần thiết, Chính phủ thực hiện bảo lãnh để các địa phương vay thêm vốn đầu tư các dự án quan trọng.

Cũng phải nói thêm, cảnh báo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cơ quan thẩm tra đề án của Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kiểm soát lạm phát; đảm bảo an ninh tài chính quốc gia trong trường hợp phải “tháo” trần nợ công, nợ nước ngoài và điều chỉnh bội chi ngân sách nhà nước là hoàn toàn có cơ sở. Công tác điều hành chính sách tài khóa - tiền tệ, vì vậy, cần hết sức linh hoạt, nhịp nhàng.

Cùng với đó, điều hành chi cần bám sát dự toán, tiết kiệm, hiệu quả, dành nguồn lực cho các dự án trọng điểm quốc gia, an sinh xã hội; chủ động kiểm soát, ứng phó với các rủi ro, bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước, bội chi, nợ công trước mắt và trong dài hạn.

Theo ANH THƯ (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.

Làm giàu đừng bất nhẫn

Làm giàu đừng bất nhẫn

(GLO)- Có những người làm giàu được cả xã hội nể phục, bởi không chỉ làm giàu cho bản thân, họ còn góp sức để cộng đồng cùng phát triển. Họ chia sẻ lợi nhuận để làm công tác xã hội, giúp người nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.

Tạo giá trị mới cho trụ sở dôi dư

Tạo giá trị mới cho trụ sở dôi dư

Thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính, các địa phương trên cả nước đang gấp rút sắp xếp đơn vị cấp cơ sở và sáp nhập tỉnh nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương.