Thực trạng nguy hiểm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vụ lật xe khách khiến 3 người chết và 26 người bị thương xảy ra rạng sáng 8.2 ở TX.Sông Cầu (Phú Yên) cho thấy một thực trạng đầy nguy hiểm của dịch vụ vận tải hành khách.

Cụ thể trong vụ việc này, xe giường nằm của nhà xe Tân Kim Chi là loại xe 24 giường nhưng lại chở đến khoảng 30 hành khách theo mô hình 'cabin', 'giường nằm đôi'.

Những năm qua, loại xe "phòng nằm" bắt đầu xuất hiện để vận chuyển hành khách và ngày càng trở nên phổ biến. Tuy có cùng kích thước với loại xe 44 giường, nhưng các loại xe "phòng nằm" được thiết kế chỉ có 22 hoặc 24 giường, còn gọi là "cabin" hoặc "phòng nằm". Nhờ số lượng giường ít hơn nên diện tích mỗi giường rộng rãi và có nhiều tiện ích hơn so với các dòng xe 44 giường, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho hành khách.

Thế nhưng, chẳng bao lâu sau khi ra đời, nhiều hãng dịch vụ vận tải, nhà xe đã tìm cách thu lợi bằng cách tự ý tổ chức thành xe "giường đôi", tức mỗi giường như vậy bố trí 2 người nằm. Như vậy, mỗi giường có thể bán 2 vé, trong khi theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất thì mỗi giường chỉ 1 người nằm.

Mô hình xe "giường đôi" này nhanh chóng được quảng bá và hoạt động tràn lan, thậm chí trên các cung đường có nhiều đèo núi nguy hiểm như các tuyến đường đến Đà Lạt (Lâm Đồng), Sa Pa (Lào Cai)… Thậm chí, các nhà xe còn đa dạng hóa mô hình này dưới những cái tên như "xe cabin tình yêu", rồi rầm rộ hoạt động. Điển hình nhà xe Tân Kim Chi, đơn vị vận hành chiếc xe trong vụ tai nạn nói trên, cũng đăng tải trên website để quảng bá cho dịch vụ "giường đôi" trái phép. Lạ một điều là dù từng bị cảnh báo, nhưng các nhà xe vẫn vô tư tổ chức mô hình này ở nhiều tỉnh thành, thậm chí công khai quảng cáo.

Trong khi đó, bố trí "giường đôi" đồng nghĩa với việc xe hoạt động vượt quá tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Cần nhớ, mỗi chiếc xe được sản xuất ra đều có tiêu chuẩn nghiêm ngặt liên quan số lượng người, kích thước và trọng tải xe… để có thiết kế tương ứng về các tiêu chí an toàn. Vì thế, khi xe chở vượt số người so với thiết kế thì tiềm ẩn nguy hiểm không nhỏ, nhất là trong các tình huống khẩn cấp như thắng gấp. Mức độ nguy hiểm càng trở nên lớn hơn khi xe vận hành trên các cung đường đồi núi.

Hiện nay, xe giường nằm chủ yếu hoạt động dưới 2 hình thức là xe tuyến cố định và xe hợp đồng, đều được quy định rất rõ ràng trong Nghị định 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Trong đó, trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành giao thông liên quan lĩnh vực này được quy định rất rõ ràng, với nhiều biện pháp và cách thức tiền kiểm lẫn hậu kiểm.

Vì thế, để thực trạng nói trên tồn tại thì không chỉ là trách nhiệm của nhà xe, đơn vị vận chuyển mà còn là của các cơ quan chức năng liên quan. Và không có lý gì để hình thức hoạt động sai rành rành, đầy nguy hiểm như trên lại ngang nhiên tồn tại.

Theo Ngô Minh Trí (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.