Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2025, nguồn vốn đầu tư công được giao là hơn 790.000 tỷ đồng, tăng 110.000 tỷ đồng so với năm 2024. Yêu cầu đặt ra là phải tăng cường giải ngân hết nguồn vốn này phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển.

8888888-17092817734071850560466.jpg
Ảnh: Internet

Cùng với đó, tiếp tục lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân, kích hoạt mọi nguồn lực của xã hội, cùng chung sức thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức cao, tạo nền tảng tốt cho thời kỳ phát triển bứt phá của đất nước trong giai đoạn 2025-2030.

Năm 2025 là năm cuối thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của cả giai đoạn 2021-2025 để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới. Mục tiêu tổng quát được Chính phủ đặt ra là phải đạt mức tăng trưởng GDP tối thiểu 8% và phấn đấu cao hơn nếu có điều kiện thuận lợi.

Kế hoạch đầu tư công năm 2025 được phê duyệt lên tới 790.727 tỷ đồng (tương đương 6,4% GDP), đánh dấu sự gia tăng đáng kể so với năm trước đó. Chính phủ đặt mục tiêu giải ngân đạt 95% kế hoạch.

Trước mắt, trong năm nay, vốn đầu tư công tập trung cho việc hoàn thiện hệ thống giao thông, hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025 và hoàn thành các dự án lớn như Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành và các tuyến cao tốc Bắc-Nam; chú trọng các công trình trọng điểm quốc gia, có tính tác động liên tỉnh, liên vùng nhằm kết nối hạ tầng giữa các địa phương và khu vực; ngoài ra còn là các dự án đầu tư vào các lĩnh vực như năng lượng và nông nghiệp.

Để đạt các mục tiêu đề ra, Chính phủ xác định cần thực hiện nhanh chóng các thủ tục đầu tư và phân bổ chi tiết cho từng nhiệm vụ, dự án ngay từ đầu năm, không để xảy ra tình trạng “đầu năm thong thả, vất vả cuối năm” như nhiều năm qua, tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

Vì vậy, để vấn đề giải ngân vốn đầu tư công không còn diễn ra cảnh “trên nóng, dưới lạnh”, các chuyên gia cho rằng cần phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Cần gắn giải ngân vốn đầu tư công với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực.

Đồng thời, cần có chế tài xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; tháo gỡ vướng mắc, xử lý rào cản trong quá trình giải ngân, đặc biệt là trong khâu giải phóng mặt bằng, cung ứng vật liệu xây dựng, thủ tục hành chính.

Năm 2025 là năm “về đích” của các dự án hạ tầng trọng điểm giai đoạn 2021-2025 như cao tốc Bắc-Nam phía Đông, Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành... Đồng thời, đây cũng là năm “bản lề” chuẩn bị cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030. Do đó, cần tập trung nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư dự án, nhất là các dự án quan trọng, mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái của đất nước như: dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam, các dự án đường sắt kết nối quốc tế, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, các cảng biển trung chuyển quốc tế (Nam Đồ Sơn-Hải Phòng, Liên Chiểu-Đà Nẵng, Cần Giờ-TP. Hồ Chí Minh, Trần Đề-Sóc Trăng)...

Vì vậy, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương cần chỉ đạo chủ đầu tư có phương án bảo đảm vật liệu xây dựng (đất, đá, cát…) đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của các dự án, đặc biệt là các dự án giao thông quan trọng quốc gia, có tính liên vùng.

Có một thực tế là trong nhiều năm qua, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công thường đủng đỉnh vào đầu năm và vội vã vào cuối năm. Ngoài lý do khách quan thì không thể không nói đến tình trạng một số chủ đầu tư còn mang tâm lý lơi lỏng, để dự án chờ thủ tục. Tuy nhiên, Luật Đầu tư công sửa đổi đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ đầu năm nay với chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh hơn, cải cách triệt để các thủ tục liên quan đến đầu tư...

Do đó, các bộ, ngành và địa phương cần đốc thúc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến trình chuẩn bị dự án để sớm bước vào giai đoạn thi công. Có như vậy mới tránh được tình trạng “đầu năm thong thả, vất vả cuối năm”, tích cực thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nhanh và hiệu quả ngay từ đầu năm.

Có thể bạn quan tâm

Niêm yết giá, luật đã có sao chưa làm?

Niêm yết giá, luật đã có sao chưa làm?

Quán bún riêu nổi tiếng có tuổi đời chục năm ở Hà Nội đã bị đóng cửa ngay đầu năm mới, do hành khách tố phải trả 1,2 triệu đồng cho 3 bát bún. Khi bị dư luận phản ứng và cơ quan chức năng vào cuộc thì chủ quán thanh minh là "nói đùa" khi tính tiền.

Giải thoát hơn giải hạn

Giải thoát hơn giải hạn

Năng lượng tốt lành đầu năm đáng ra trở thành động năng cho mọi người vào một năm mới an lạc, thế nhưng nhiều người hằn sâu trong tâm trí sự ám ảnh cố hữu: nam sợ La Hầu, nữ sợ Kế Đô, Thái Bạch mất sạch cửa nhà...

Bất cập bảo hiểm xe máy

Bất cập bảo hiểm xe máy

Với tỷ lệ bồi thường quá thấp, chính sách không còn thực sự phát huy tác dụng, đã tới lúc cơ quan quản lý nhà nước cần nghiêm túc xem xét xử lý bất cập liên quan bảo hiểm xe máy bắt buộc.

Đứng yên hay sẵn sàng thích nghi?

Đứng yên hay sẵn sàng thích nghi?

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, sau khi nghe tin có sự sắp xếp, tổ chức lại bộ máy chính quyền các cấp từ Trung ương tới địa phương, nhiều người “đứng ngồi không yên”, nhất là những cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở những đơn vị trong diện dừng hoạt động hoặc sáp nhập vào đơn vị khác.

Đội ngũ tiên phong

Đội ngũ tiên phong

Nửa sau thế kỷ 20 và 1/4 đầu thế kỷ 21, hai tiếng Việt Nam đã vang khắp địa cầu như một biểu tượng của tinh thần quật cường và độc lập dân tộc; của lương tri và phẩm giá; của tinh thần đổi mới và hội nhập mạnh mẽ, thành công.

Xây dựng thói quen chấp pháp

Xây dựng thói quen chấp pháp

Quy định pháp luật gần như đã bao trùm hết tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng việc chịu trách nhiệm thi hành pháp luật lâu nay vẫn còn nhiều khoảng trống. Xây dựng thói quen chấp pháp là việc tưởng như dễ, nhưng thực tế thường là cả một quá trình gian nan.