Sự kết hợp không thể thiếu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trở thành động lực quan trọng tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững, nâng cao năng suất và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên.

Trong đó, chuyển đổi xanh đòi hỏi sự hỗ trợ mạnh mẽ từ công nghệ số, bởi ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và blockchain giúp nâng cao tính minh bạch, tối ưu hóa sản xuất và kiểm soát phát thải.

Nhìn rộng hơn, kinh tế xanh đang trở thành một xu hướng tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Ðể bảo đảm quá trình này diễn ra hiệu quả, chuyển đổi xanh phải đi cùng với chuyển đổi số, nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, nâng cao hiệu suất sản xuất và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Sự kết hợp giữa kinh tế xanh và chuyển đổi số giúp Việt Nam đạt được mục tiêu giảm phát thải và tăng trưởng bền vững, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, thu hút đầu tư và nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế.

Một trong những trụ cột quan trọng là thị trường carbon, giúp các doanh nghiệp (DN) có thể mua bán hạn ngạch phát thải để kiểm soát lượng khí nhà kính, tạo động lực tài chính cho các DN đầu tư vào công nghệ sạch. Theo Quyết định số 232/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 1-2025, Việt Nam đang từng bước phát triển thị trường này. Việc triển khai thị trường carbon không chỉ giúp Việt Nam thực hiện cam kết giảm phát thải theo các hiệp định quốc tế mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho các DN tiên phong trong lĩnh vực công nghệ xanh.

Cùng với đó là quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió và thủy điện. Nông nghiệp xanh giúp Việt Nam xây dựng một hệ thống nông nghiệp và lương thực bền vững. Hạ tầng xanh và thông minh, điện khí hóa giao thông công cộng và cá nhân cũng là những yếu tố then chốt giúp hiện thực hóa nền kinh tế xanh.

Kinh nghiệm từ các nước như Anh, Mỹ, Pháp và Trung Quốc cho thấy việc điện khí hóa giao thông thông qua khuyến khích xe điện (EV), triển khai vùng phát thải thấp (LEZ) và áp dụng các tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt đã mang lại hiệu quả tích cực trong giảm thiểu ô nhiễm không khí và khí nhà kính.

Với Việt Nam, để thúc đẩy quá trình chuyển đổi này, cần có chiến lược tổng thể kết hợp giữa chính sách hỗ trợ tài chính, đầu tư hạ tầng sạc điện và các biện pháp quản lý giao thông. Ðiều này thúc đẩy việc sử dụng phương tiện không phát thải, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và thân thiện với môi trường.

Cần có cơ chế tài chính hỗ trợ DN đổi mới công nghệ, đầu tư vào các dự án giảm phát thải và mở rộng thị trường tín chỉ carbon. Nâng cao nhận thức và năng lực cho DN, đặc biệt là DN vừa và nhỏ để có thể tham gia vào thị trường carbon, huy động tài chính xanh một cách hiệu quả. Nghiên cứu khả năng kết nối thị trường trong và ngoài nước nhằm tối ưu hóa lợi ích từ việc trao đổi tín chỉ carbon trên phạm vi toàn cầu.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương và khu vực tư nhân sẽ đóng vai trò quan trọng trong hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững, tạo động lực cho nền kinh tế Việt Nam vững bước trên con đường xanh hóa và hội nhập quốc tế.

PGS-TS Nguyễn Ðình Thọ
(Viện trưởng Viện Chiến lược - Chính sách Tài nguyên và Môi trường)

Theo Thái Phương ghi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Trách nhiệm với cơ sở

Trách nhiệm với cơ sở

Nhiều cán bộ công an cấp phòng, cấp huyện xin nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện thuận lợi cho Đề án “Tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy công an địa phương hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Lãi vay thấp, thời hạn vay dài là điều kiện quá tốt để người trẻ nói riêng và người có thu nhập thấp nói chung sở hữu một chỗ an cư. Thế nhưng chỉ ưu đãi lãi vay thôi thì chưa đủ mà cần có thêm nhiều biện pháp đồng bộ khác nữa thì cung - cầu trên thị trường bất động sản mới có thể gặp nhau.

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Thương chiến đã đến cửa

Thương chiến đã đến cửa

Như vậy, chỉ 5 ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuẩn bị kịch bản ứng phó cho khả năng chiến tranh thương mại, thì nguy cơ này đã bắt đầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế VN.

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Là năm tăng tốc, về đích trong thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2021 - 2025) và khởi động cho giai đoạn phát triển mới của đất nước, thế nên tết năm 2025 đã diễn ra hết sức đặc biệt.