Bác Hồ “Chào mừng Ất Tỵ xuân năm mới”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mùa xuân Ất Tỵ này thực sự là mở đầu lịch sử trong tiến trình phát triển của toàn bộ bộ máy tổ chức 80 năm nền dân chủ cộng hòa.

60 năm trước, sáng sớm ngày 29 Tết (ngày 1-2-1965) ở thủ đô Hà Nội, Bác Hồ tham gia trồng cây với đồng bào Cổ Loa (Đông Anh) và bà con nông dân Phú Diễn (Từ Liêm). Đúng giờ hẹn làm việc, Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam đến ghi âm lời Bác Hồ đọc Thư và Thơ chúc Tết để phát lúc giao thừa.

bac-ho-1.jpg

Đêm giao thừa năm ấy, cả nước lắng nghe tiếng Bác Hồ thân thương mở đầu "Đồng bào thân mến". Cả nước được nhận "lời chúc mừng thân ái nhất" của Người; các nước anh em và bạn bè năm châu cũng nhận được "lời chúc mừng tốt lành nhất" của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mừng xuân và chúc Tết trong giờ phút thiêng liêng, Bác có "vài vần nôm na" mà thật vui, phấn khởi và tin tưởng:

Chào mừng Ất Tỵ xuân năm mới,

Nhà nước ta vừa tuổi hai mươi,

Miền Bắc xây dựng đời sống mới vui tươi,

Miền Nam kháng chiến ngày càng tiến tới,

Đồng bào hai miền thi đua sôi nổi,

Đấu tranh anh dũng, cả nước một lòng,

Chủ nghĩa xã hội nhất định thắng lợi!

Hòa bình thống nhất ắt hẳn thành công!

Năm ấy Bác Hồ gọi là "một năm vĩ đại", vì đó là năm Đảng 35 tuổi, Nhà nước dân chủ cộng hòa tròn 20 năm, lại là năm kết thúc thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội và chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm lần thứ hai. Về sau nhân dân còn được biết đây cũng là năm Người bắt đầu viết Di chúc để lại "muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng".

Làm theo Di chúc của Bác, 10 năm sau đất nước sạch bóng quân thù, 20 năm sau đất nước bước vào công cuộc Đổi mới; đến nay đất nước đã có "cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế" vững chắc bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Nhớ lại ngày đầu tiên năm đó, Bác Hồ viết bài "Năm mới hãy nhiệt liệt tổ chức Tết trồng cây" (Báo Nhân Dân số ra ngày 1-1-1965) mở đầu bằng câu thơ: "Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân". Người yêu cầu "cần phải đẩy mạnh phong trào Tết trồng cây" để "chuẩn bị xây dựng nông thôn mới. Việc đầu tiên của nông thôn mới là xây dựng nhà ở cho đàng hoàng".

Cả nước trồng cây theo Bác Hồ, nhất là từ khi đất nước thống nhất, Bắc Nam đâu đâu cũng có "Đồi cây Bác Hồ". Việc xây dựng nông thôn mới, trong đó "xây dựng nhà ở cho đàng hoàng" càng được chú trọng; đến ngày nay Chính phủ đã nhận rõ vấn đề "Nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người, là một trong những yếu tố góp phần phát triển nguồn nhân lực của đất nước".

Đất nước đang triển khai chương trình (theo Chỉ thị 42/CT-TTg ngày 9-11-2024 của Thủ tướng Chính phủ) về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước với 3 nhiệm vụ mục tiêu: Hỗ trợ nhà ở cho người có công; hỗ trợ nhà ở cho người dân theo các chương trình mục tiêu quốc gia; xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân ngoài 2 nhóm hỗ trợ trên.

Chuẩn bị đón xuân, cũng năm ấy, Bác viết bài "Tổ chức ngày tết tiết kiệm và vui tươi" (Báo Nhân Dân số ra ngày 21-1-1965) với mong muốn "các nơi sẽ thi đua làm như xã Đằng Hải" (Hải Phòng); Người gợi ý cụ thể "Ngoài việc tổ chức mừng xuân một cách vui nhộn và lành mạnh, đoàn viên và thanh niên phụ trách vận động nhân dân gửi 20.000 đồng tiết kiệm (nhiều hơn Tết năm ngoái 5.000 đồng). Họ chỉ nghỉ việc hôm Ngu yên đán; sang mồng 2 Tết, họ sẽ tổ chức ngày lao động mới để giành thắng lợi mới".

2bacho.jpg
Bác Hồ về thăm, đón Tết Ất Tỵ năm 1965 với quân và dân Quảng Ninh. (Ảnh tư liệu)

Nghe lời Bác, phong trào tiết kiệm và chống lãng phí được phát động liên tục, khắp nơi, toàn Đảng, toàn dân đều thực hành kiên quyết, triệt để; và ngày nay đất nước đã "thống nhất nhận thức đấu tranh phòng, chống lãng phí là cuộc chiến chống "giặc nội xâm".

Đảng Cộng sản Việt Nam đã có quyết sách (bài viết "Chống lãng phí", Báo Nhân Dân số ra ngày 13-10-2024): "tập trung hoàn thiện và tổ chức triển khai có hiệu quả thể chế phòng, chống lãng phí; xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có hành vi, việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản công", "tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí tài sản công, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực chăm lo nhân dân và phát triển đất nước" và "xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí".

Trưa mồng một Tết năm 1965, trên đường từ Hòn Gai (Quảng Ninh) về lại thủ đô Hà Nội, Bác Hồ thăm và chúc Tết các gia đình xã viên HTX Khe Cát (huyện Yên Hưng, Quảng Ninh). Bác rất vui khi thấy trong hoàn cảnh chiến tranh, nhưng gia đình nào cũng có bánh mật, bánh chưng, chè Ba Đình và hoa đẹp. Đi bộ một quãng trên quốc lộ, thấy cột cây số có ghi chữ "Lộc Ninh - 1995 km", Bác ngậm ngùi nói với anh em: "Tết này, không biết đồng bào miền Nam ăn Tết ra sao". Rồi Bác nói đến các cuộc vận động đang thực hiện trên khắp miền Bắc và phong trào "Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt".

Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất Tổ quốc, 60 năm vẫn vẹn nguyên trong ký ức về những ngày đón xuân Ất Tỵ 1965 với lời Bác Hồ nhắc nhở đồng bào và cán bộ, chiến sĩ dù ở tiền tuyến hay hậu phương, cần phải hành động thiết thực để hoàn thành công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc trong kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc.

Ất Tỵ 2025, đất nước bước vào kế hoạch 5 năm đặc biệt (2025-2030) tiến tới kỷ niệm Đảng Cộng sản Việt Nam tròn một thế kỷ, Bác Hồ 140 tuổi trường sinh. Kế hoạch ấy nhằm mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, tiến tới năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao, thực hiện cho bằng được dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh - đích đến trong sự nghiệp của kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bác đã đem về những mùa xuân cho đất nước từ kỷ nguyên độc lập, tự do đến kỷ nguyên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Nay toàn Đảng, toàn dân theo con đường và sự nghiệp của Bác Hồ, đang tiếp nối những mùa xuân trong kỷ nguyên vươn mình - kỷ nguyên phát triển, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Mùa xuân này đánh dấu thành công của sự mở đầu cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy tổ chức, hướng tới giải quyết những điểm nghẽn lớn về thể chế, hạ tầng và nhân lực. Đó thực sự là mở đầu lịch sử trong tiến trình phát triển của toàn bộ bộ máy tổ chức 80 năm nền dân chủ cộng hòa.

Mùa xuân đang về, nhất định được đánh dấu bằng những dấu ấn đặc biệt với những thành tựu vật chất và tinh thần to lớn, làm tiền đề, điều kiện để mở ra bước phát triển lâu dài về sau.

PGS-TS Hà Minh Hồng (Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia TP HCM)

(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.