Cuộc đua không của riêng ai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hành trình chuyển đổi xanh không phải là một con đường dễ dàng và TP HCM đang tiên phong trong cuộc đua này

Tại Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) vào tháng 12-2021,Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cam kết Việt Nam sẽ đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Đây không chỉ là một lời hứa mang tính toàn cầu mà còn là cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng carbon thấp.

Hành trình chuyển đổi xanh (CĐX) không phải là một con đường dễ dàng và TP HCM đang tiên phong trong cuộc đua này. Các doanh nghiệp (DN) tại TP HCM đang đối mặt với nhiều thách thức.

Thứ nhất, cam kết của Chính phủ tại COP26 đã được cụ thể hóa thông qua Chiến lược Hành động quốc gia về Tăng trưởng Xanh giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn tới 2050, cùng với Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Kế hoạch Hành động giảm phát thải khí nhà kính (Nghị định 06/2022/NĐ-CP). Những khung pháp lý này buộc DN phải tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường khắt khe hơn, đồng thời thúc đẩy họ tham gia vào quá trình phát triển bền vững. Thứ hai, đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn.

Thứ ba, áp lực từ các thị trường quốc tế như Mỹ, châu Âu, Úc và Nhật Bản đang gia tăng. Các quy định khắt khe về tiêu chí xanh đối với hàng hóa nhập khẩu, chẳng hạn như: Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) của EU, yêu cầu DN xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn carbon nghiêm ngặt.

Thứ tư, xu hướng tiêu dùng đang thay đổi. Theo khảo sát của Nielsen, 67% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng trả thêm 10% cho các sản phẩm thân thiện với môi trường. Điều này đặt ra yêu cầu lớn đối với DN trong việc sản xuất các sản phẩm bền vững, có khả năng tái chế và tái sử dụng.

Theo khảo sát năm 2023 của VCCI, 65% DN coi tài chính là rào cản chính. Việc đầu tư vào công nghệ xanh và năng lượng tái tạo đòi hỏi nguồn vốn lớn, trong khi nhiều DN vẫn chưa nhận thức được rằng CĐX là một khoản đầu tư dài hạn. Ngoài ra, nguồn nhân lực cũng là một thách thức lớn. Chỉ 12% SME có chuyên gia về ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị), trong khi công nghệ hiện tại của nhiều DN vẫn còn lạc hậu.

Để vượt qua những rào cản này, các giải pháp tín dụng xanh đang đóng vai trò quan trọng. Các định chế tài chính trong nước và quốc tế đã đưa ra nhiều gói ưu đãi tín dụng cho DN xanh. Ngày 24-1-2025, Chính phủ ban hành Quyết định số 232/QĐ-TTg, một bước đi chiến lược nhằm phát triển thị trường carbon tại Việt Nam. Quyết định này không chỉ đặt ra lộ trình cụ thể mà còn nhấn mạnh sự phối hợp giữa các bộ, ngành để bảo đảm tính đồng bộ và hiệu quả.

Công nghệ cũng sẽ đóng vai trò then chốt trong quá trình CĐX. IoT, AI và Blockchain có thể tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và nâng cao hiệu quả sản xuất. Hợp tác liên ngành và chuyển giao công nghệ cũng là yếu tố quan trọng. Các chương trình hợp tác công - tư, như Green Tech Hub giữa Việt Nam và EU, đang mở ra cơ hội lớn cho DN trong việc tiếp cận công nghệ xanh tiên tiến.

CĐX không phải là cuộc đua của riêng ai. Từ các tập đoàn lớn đến SME, từ Chính phủ đến người tiêu dùng, tất cả đều có vai trò quan trọng trong hành trình này. TP HCM đang chứng minh rằng tăng trưởng kinh tế và bền vững sinh thái có thể song hành - nếu chúng ta hành động quyết liệt ngay hôm nay.

ĐINH HỒNG KỲ (Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM,
Trưởng Ban Vận động thành lập Hội Doanh nghiệp Xanh TP HCM)

(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.