Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lễ hội Xuân hồng năm 2025 diễn ra từ 9 - 16/2 với con số thật ấn tượng: 8.928 đơn vị máu đã được hiến tặng.

Những đơn vị máu này không chỉ mang lại sự sống cho hàng triệu người bệnh, mà còn là minh chứng cho tinh thần tương thân tương ái sâu sắc của dân tộc Việt Nam.

moi-giot-mau-cho-didd.jpg
Tình nguyện viên đến hiến máu tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Khởi đầu năm 2008 và được tổ chức trên phạm vi cả nước từ năm 2010, Lễ hội Xuân hồng đã thu hút hàng trăm nghìn người tham gia hiến máu tình nguyện. Riêng tại Hà Nội, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã tiếp nhận được gần 120.000 đơn vị máu. Lễ hội Xuân hồng là chương trình hiến máu lớn nhất vào mỗi dịp đầu xuân, mang đậm tinh thần nhân ái và lòng yêu thương con người.

Trước đây, có không ít người quan niệm hiến máu dịp đầu xuân sẽ kéo theo nhiều vận rủi suốt năm và e ngại ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân. Nhưng vài năm trở lại đây, nhận thức của cộng đồng đã có sự thay đổi tích cực. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, việc hiến máu thường xuyên giúp giảm nguy cơ ứ đọng sắt, đồng thời giảm tỷ lệ các bệnh tim mạch, đột quỵ. Người hiến máu cũng được đảm bảo an toàn truyền nhiễm, các dịch vụ y tế miễn phí, như kiểm tra sức khỏe, tư vấn, chăm sóc sau hiến máu… Bởi vậy, ngày càng có nhiều người ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội đã chủ động tham gia hiến máu tình nguyện. Từ các cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang, đến cán bộ, viên chức, người lao động, nông dân, học sinh, sinh viên, các tăng ni, phật tử… đều tích cực, tự nguyện tham gia hiến máu tình nguyện, góp phần làm lan tỏa tinh thần nhân ái trong cộng đồng. Từ một số lượng máu nhận được khiêm tốn trong năm khởi đầu, phong trào hiến máu tình nguyện đã phát triển mạnh mẽ, với số lượng máu hiến tặng tăng lên đáng kể.

2giotmau.jpg
Những chế phẩm máu để dùng được cần phải qua các quy trình với nhiều công đoạn điều chế tỉ mỉ và chính xác tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, để tách chiết thành phẩm máu an toàn phục vụ cho bệnh nhân. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Lễ hội Xuân hồng không chỉ đơn thuần là một hoạt động hiến máu, mà còn là một bức tranh sống động về tình yêu thương, nơi mà mỗi giọt máu được hiến tặng đều chứa đựng một câu chuyện, một hy vọng. Đây là nơi để mỗi chúng ta có thể cảm nhận được sức mạnh của tình nhân ái, sự kết nối giữa con người với con người, giữa những trái tim cùng chung nhịp đập. “Hiến máu cứu người", "Hành trình đỏ", "Chủ nhật đỏ", “Trái tim tình nguyện”… đã trở thành hoạt động thường niên, quen thuộc ở nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị trên khắp cả nước, được sự hưởng ứng có trách nhiệm của cộng đồng; sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, Hội Chữ thập đỏ, các cấp ủy, chính quyền địa phương…

Thực tế, mặc dù phong trào hiến máu đã ngày một lan tỏa trong cộng đồng, nhưng nhu cầu máu phục vụ cứu chữa người bệnh còn rất lớn. Cũng theo Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, trung bình mỗi ngày, cả nước cần khoảng 5.500 người hiến máu, nhưng mới chỉ đáp ứng được khoảng 80%. Vì vậy, việc tổ chức hiến máu tình nguyện thường xuyên để bảo đảm nguồn máu cấp cứu, điều trị người bệnh là hết sức cần thiết, cần sự tham gia hơn nữa của cộng đồng. Mỗi giọt máu tình nguyện không chỉ là cứu người, mà còn là tấm lòng yêu thương, chia sẻ và tiếp thêm hy vọng sống cho người bệnh. Biết bao nhiêu con người, bao nhiêu số phận đã, đang và sẽ được cứu sống bằng chính những giọt máu nhân đạo.

3giotmau.jpg
Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tinh thần tương thân thương ái của dân tộc Việt Nam. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Để phong trào hiến máu tình nguyện trở thành một hoạt động thường xuyên, ngày càng hiệu quả, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về hiến máu nhân đạo, tạo được ý thức và hành động tình nguyện của cộng đồng. Chỉ khi mỗi người dân đều nhận thức sâu sắc hiến máu tình nguyện vừa là trách nhiệm, bổn phận, vừa là mệnh lệnh từ trái tim, thì phong trào hiến máu tình nguyện mới thực sự hiệu quả và phát triển bền vững. Mỗi người trong chúng ta hãy tích cực làm điều đó để thắp sáng, tiếp nối sự sống cho những người cần máu bằng lòng nhân ái, tình yêu thương, sự đùm bọc.

Hy vọng, trong tương lai, phong trào hiến máu tình nguyện sẽ tiếp tục phát triển, mở rộng. Với sự quan tâm của các cấp chính quyền, ngành, cùng với sự nỗ lực không ngừng của người dân, hứa hẹn phong trào hiến máu tình nguyện sẽ đạt nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, góp phần làm lan tỏa mạnh mẽ thông điệp “Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”.

Theo Yến Nhi (baotintuc.vn)

Có thể bạn quan tâm

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.