Cốt lõi là lợi ích người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhìn lại kết quả di dời nhà trên và ven kênh, rạch thành phố từ hơn 30 năm qua, có thể đưa ra bài toán cụ thể.

Từ năm 1993 đến 2025, thành phố đã di dời, giải phóng mặt bằng 44.338 căn nhà. Trong khi đó, quy mô cần di dời đến năm 2030, tạm tính là gần 40.000 căn.

Như vậy, 5 năm để cho ra kết quả bằng hơn 30 năm qua trước, thành phố phải chi gấp 6 lần? Với số tiền này, có phải định ra chính sách vượt trội hơn 30 năm trước hay không? Trong 5 năm tới, thành phố cần những điều kiện, giải pháp gì để di dời số còn lại, trong khi quỹ thời gian chỉ bằng 1/6 trước đây?...

Đặt ra những câu hỏi này để thấy bên cạnh kinh phí thì vấn đề quan trọng là người dân chuyển biến tư tưởng mạnh mẽ hơn, ủng hộ chính sách thành phố và sẵn sàng di dời. Thành phố cần đánh giá toàn diện những điều kiện trước đây để di dời hơn 44.000 căn và những điều kiện cụ thể hiện nay. Bởi điều dễ nhận thấy rằng người dân "bám trụ" ở đây lâu hơn, với những yếu tố đi kèm như sinh kế, học tập con cái… thì công tác vận động giải tỏa, di dời không thuận lợi hơn ngày xưa.

Thành phố hiện thực hóa mục tiêu di dời hàng chục nghìn căn hộ trên và ven kênh, rạch thì người dân thành phố sẽ đồng ý. Nhưng quan trọng nhất là phải có giải pháp để làm nhanh nhất, sớm nhất có thể.

Giải pháp cốt lõi ở đây là đền bù giải tỏa, tái định cư theo nguyên tắc ít nhất bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Bên cạnh tăng cường vận động thì chúng ta phải bắt đầu từ lợi ích của người dân. Nhìn từ lợi ích của người dân thì quan trọng nhất là đền bù giải tỏa, tái định cư phải hợp lý. Ở đây là hợp lý hóa giá cả đền bù giải tỏa, hợp lý hóa tái định cư. Hai điểm này là động lực thúc đẩy nhanh quá trình di dời.

Một khi lợi ích được bảo đảm thì người dân ủng hộ, tự nguyện di dời. Đây là biện pháp cốt lõi nhất chứ không có biện pháp kỹ thuật nào đối với việc di dời các hộ dân.

Biện pháp cơ bản nằm ở lợi ích người dân thì thành phố cần kinh phí lớn và phân bổ hợp lý để hoàn thành các hạng mục từ kinh phí đền bù, xây dựng nhà tái định cư và cải tạo hạ tầng. Đây là bài toán mà nhiều đề án tương tự gặp phải. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư công thì việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư, khai thác quỹ đất dọc kênh, rạch được thành phố tính tới. Muốn làm được điều đó thì thành phố phải đưa ra cơ chế, chính sách để tăng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Nếu tất cả người dân sống trên kênh, rạch, trong những căn nhà xiêu vẹo được về chỗ tốt hơn thì mang lại ý nghĩa tinh thần lớn. Ngoài ra, thành phố có điều kiện giải quyết ô nhiễm các dòng kênh; cảnh quan đô thị sẽ xanh, sạch, đẹp; góp phần tạo diện mạo đô thị mới cho thành phố, thu hút du khách.

Nếu thành phố sớm làm được thì vấn đề kinh tế, môi trường, an sinh xã hội… đều được nâng lên cấp độ cao hơn rất nhiều. Điều này tạo ra khí thế mới cho người dân, cho thành phố.

TS NGUYỄN HỮU NGUYÊN (Hội Quy hoạch phát triển đô thị TP HCM)

Theo Quốc Anh ghi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

MV Bắc Bling của Hòa Minzy đạt hơn 77 triệu lượt xem sau 20 ngày phát hành, đứng tốp 1 Trending YouTube Việt Nam liên tục gần 2 tuần lễ. Đây là thành công của một sản phẩm âm nhạc, minh chứng cho cách một tác phẩm có thể khơi dậy niềm tự hào văn hóa dân tộc mà không cần những khẩu hiệu cứng nhắc.

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

'Chắc chân' thị trường nội địa

'Chắc chân' thị trường nội địa

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, chính sách thuế quan khắt khe ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU gây áp lực lớn lên nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam thì việc doanh nghiệp quay lại chiếm lĩnh thị trường nội địa đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Thông điệp của niềm tin

Thông điệp của niềm tin

"Tôi tin tưởng rằng, với tầm nhìn chiến lược, quyết tâm chính trị mạnh mẽ và tinh thần hợp tác sâu rộng, Việt Nam, Singapore cùng các quốc gia trong khu vực sẽ vươn tới những thành tựu to lớn hơn nữa trong tương lai".