Đứng về phía người nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong nhiều nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2025, Trung ương tập trung tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh và phát động các phong trào thi đua. 

Trong đó, có phong trào “500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc” và “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025”.

nha.jpg
Đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Păh bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo ở làng Tơ Vơn 2, xã Ia Khươl. Ảnh: Phương Dung

Triển khai phong trào cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đều nêu quyết tâm khẩn trương thực hiện và phấn đấu hoàn thành vượt tiến độ. Với Gia Lai, thời gian hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2025.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo cấp tỉnh mới đây, tổng hợp toàn tỉnh có 8.485 nhà tạm, nhà dột nát cần xây dựng và sửa chữa (theo Quyết định số 79/QĐ-UBND tỉnh ngày 4-2-2025).

Trong đó, xây dựng 6.828 căn nhà, sửa chữa 1.657 căn nhà; định mức xây dựng 60 triệu đồng/căn và sửa chữa 30 triệu đồng/căn. Tổng nhu cầu kinh phí là 459,39 tỷ đồng.

Tính đến đầu tháng 2-2025, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 79 căn nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, gia đình có công. Trong đó, huyện Đak Đoa đã khởi công xây dựng, sửa chữa 28/492 căn nhà; huyện Ia Pa khởi công thực hiện 21 nhà và phấn đấu trong tháng 4 hoàn thành 50% số nhà cần xây dựng và sửa chữa...

Cùng với tập trung đôn đốc việc triển khai thực hiện, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thủ tục nguồn vốn, đất đai, mẫu nhà… đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh thêm một lần xác quyết nhiệm vụ đối với cấp ủy, chính quyền, cơ quan, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.

Đó là tập trung nguồn lực thực hiện, phải xác định cho rõ mỗi ngày xóa được bao nhiêu nhà tạm, nhà dột nát và thống nhất quyết tâm hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2025, nghĩa là vượt tiến độ 50% so với cả nước.

Từ chủ trương đến phát động cả nước hưởng ứng thực hiện, phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát trong toàn quốc có thể nói là phong trào có sức mạnh và thu hút sự chú ý, ủng hộ và hưởng ứng tham gia mạnh mẽ nhất, sâu rộng nhất hiện nay.

Vì sao như vậy? Đôi hồi suy nghĩ, người viết cho rằng, sâu xa, phong trào đã chạm đến trái tim của mỗi con người Việt Nam, xoáy sâu vào lòng thương người cơ khổ, yếu thế, thất thế trong cuộc sống vốn là truyền thống ngàn đời của dân tộc: “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”, “người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Đặc biệt, truyền thống đó được kế thừa, nuôi dưỡng và phát triển lên tầm cao mới của mô hình chế độ xã hội chủ nghĩa, để “không ai bị bỏ lại phía sau”, đặc biệt khi Đảng ta xác định đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới-kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bắt đầu từ Đại hội XIV của Đảng.

Với cá nhân, thành thực mà nói, tôi chọn đứng về phía những người nghèo, khó khăn, túng thiếu trong cuộc đời này. Tôi dành tình cảm nhiều hơn cho họ. Có thể đó là “cái tạng” không chỉ của riêng tôi.

Con người có trái tim nên biết thương yêu con người, càng phải thương người, tìm cách giúp đỡ người chịu thiệt thòi, bất hạnh, yếu thế. Vẫn biết không ít trường hợp bất khả kháng, nhưng vẫn không thôi day dứt, khổ sở, xem như mình có lỗi với họ.

Đến đây, tôi liên tưởng đến câu chuyện Bác Hồ đến thăm gia đình người phụ nữ góa chồng Nguyễn Thị Tín ở Hà Nội vào đêm 30 Tết Nhâm Dần 1962. Ngôi nhà tuềnh toàng nằm sâu trong con ngõ nhỏ, thời điểm sắp Giao thừa mà chị Tín còn đi gánh nước thuê, bổ củi để lấy tiền đong gạo cho con.

Người phụ nữ tội nghiệp đã khóc vì xúc động và thốt lên khi Bác Hồ đến thăm: “Những người như cháu không ngờ được Bác đến thăm”. Ngay lúc ấy, Bác Hồ nói: “Bác không tới thăm những người như mẹ con thím thì còn thăm ai?”.

Sau khi trở về, khi các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị quây quần chúc Tết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói đại ý rằng: Một đảng cầm quyền mà để người dân nghèo hết chỗ nghèo là lỗi của Đảng đối với Nhân dân.

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc thì không thể còn cảnh người thiếu đói, nghèo khổ, nhà dột nát, tạm bợ. Theo bộ tiêu chí giảm nghèo đa chiều thì nội hàm còn rộng hơn.

Cần đặt mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát đồng bộ với xóa nghèo trên tất cả các phương diện: ăn, ở, mặc, học hành, đi lại, khám-chữa bệnh, giao lưu tình cảm và văn hóa, thưởng thức nghệ thuật…

Có thực hiện được điều đó chúng ta mới có một Gia Lai thực sự giàu mạnh, tốt đẹp, mới có một Việt Nam thực sự văn minh, tiến bộ, xã hội chủ nghĩa.

Có thể bạn quan tâm

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.

Du lịch lập đỉnh

Du lịch lập đỉnh

Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 đạt hơn 2 triệu lượt, tổng 3 tháng đạt hơn 6 triệu lượt, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước. Đó là kỷ lục chưa từng có với du lịch nước nhà.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Giảm tải cho học sinh

Giảm tải cho học sinh

Không phải ngẫu nhiên mà phát ngôn mới đây của lãnh đạo vụ chức năng thuộc Bộ GD-ĐT về việc 'bắt buộc' dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT lại làm dậy sóng dư luận đến vậy.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Đừng coi thường sức khỏe người tiêu dùng

Đừng coi thường sức khỏe người tiêu dùng

Khởi tố 5 đối tượng liên quan đến vụ kẹo Kera không hứa hẹn sẽ thanh lọc được thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) vàng thau lẫn lộn, nhưng là lời răn đe nặng ký với những kẻ đang tiếp tay cho sản phẩm kém chất lượng, coi thường người tiêu dùng.

Gian nan thử sức

Gian nan thử sức

Ở thời điểm này, có lẽ câu "lửa thử vàng, gian nan thử sức" là đúng nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu trước mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp cho VN.