Mì tôm, đèn pin, cồn khô… sốt hàng ở Hà Nội và miền Bắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bên cạnh rau quả, nhu cầu với các mặt hàng khác như mì tôm, nước uống đóng chai, bánh mì và cả cồn khô, bếp cồn... tăng mạnh ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc chịu ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ.
Nhu cầu mua mì tôm tăng đột biến ở các siêu thị

Nhu cầu mua mì tôm tăng đột biến ở các siêu thị

Cùng với đó, tại các hệ thống MM Mega Market ở miền Bắc đang ghi nhận nhu cầu tăng đột biến về các sản phẩm pin, đèn pin, cồn khô, bếp cồn.

"Nguyên nhân do một vài khu vực mất điện cục bộ nên người dân có nhu cầu rất cao với mặt hàng trên" - đại diện MM Mega Market cho biết.

Trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc chuỗi WinMart, cho biết ngoài rau củ, các mặt hàng thực phẩm tươi sống như thịt, cá, cùng các sản phẩm thiết yếu như gạo, mì… có sức mua tăng mạnh gấp khoảng 2 lần so với ngày thường.

"Chúng tôi cam kết cung cấp đẩy đủ hàng hóa, cam kết bình ổn giá và không tăng giá để phục vụ người tiêu dùng" - ông Dũng cho hay.

Theo ông Dũng, mạng lưới WinMart/ WinMart+/ WiN rộng khắp cả nước nên hệ thống đã lên kế hoạch sẵn sàng để điều phối hàng hóa từ các tỉnh thành miền Nam ra miền Bắc trong trường hợp thiếu nguồn cung.

Vì vậy, người tiêu dùng an tâm mua sắm, tránh hoang mang, mua tích trữ có thể dẫn đến tình trạng thiếu hàng cục bộ vào một số thời gian cao điểm trong ngày.

"Các sản phẩm thực phẩm ăn liền như mì tôm, xúc xích, bánh mì, nước,… cũng được chuẩn bị sản lượng và cung cấp đầy đủ cho khách hàng. Chúng tôi luôn có kế hoạch làm việc với các nhà cung cấp đảm bảo người dân có thể tiếp cận sản phẩm với mức giá bình ổn" - đại diện WinMart cam kết.

Thực tế, khảo sát thị trường Hà Nội và một số tỉnh bị ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ những ngày gần đây, các mặt hàng thiết yếu như mì tôm, nước uống đóng chai, bánh mì, lương khô tới đồ dùng đèn pin, áo phao có nhu cầu tăng đột biến.

Từ đó dẫn tới nhiều mặt hàng bị làm giá. Chị Nguyễn Nhân (huyện Kinh Môn, Hải Dương) cho biết vừa qua do tin vào tin đồn thất thiệt đê vỡ, chị đã phải mua 300 ngàn đồng/1 thùng mì tôm, cao hơn 30% so với giá bình thường.

Trong khi đó, ở thị trường Hà Nội, nhu cầu các mặt hàng trên cao một phần do nhiều đoàn cứu trợ từ thiện mua vào số lượng lớn.

Trên thị trường, giá các mặt hàng như áo phao, đèn pin... cao so với trước. Bình thường, giá mỗi chiếc áo phao khoảng vài chục ngàn đồng, nhưng vài ngày qua tăng gấp 3-4 lần, lên tới 200.000 đồng/chiếc.

Theo Lê Thúy - Thanh Nhân (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công 4 hội chợ, phiên chợ và hội thi giới thiệu nông sản an toàn. Đây là dịp để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và người dân kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 diễn ra từ ngày 6 đến 12-11 tại khu vực sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh). Ngoài hoạt động văn hóa-thể thao đặc sắc, sự kiện này còn là dịp để quảng bá các mặt hàng truyền thống của địa phương.

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

(GLO)- Đánh vào tâm lý một bộ phận người tiêu dùng thích hàng hiệu giá rẻ nên các đối tượng đưa hàng giả, hàng nhái vào thị trường, nhất là các kênh mua bán trực tuyến. Theo đó, lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.