Mẹ Cường "đô la" nói gì về việc BIDV giảm lãi vay cho Quốc Cường Gia Lai?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Xung quanh thông tin BIDV giảm số tiền lãi vay hơn 237 tỷ đồng cho Quốc Cường Gia Lai trong thời gian gần đây, bà Nguyễn Như Loan-Giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai khẳng định việc này không hề có ưu ái mà căn cứ trên thủ tục của BIDV và có điều kiện ràng buộc về nghĩa vụ tài chính đối với bên vay.

 
Bà Nguyễn Thị Như Loan-TGĐ Quốc Cường Gia Lai
Bà Nguyễn Thị Như Loan-TGĐ Quốc Cường Gia Lai


Giảm lãi có điều kiện

Báo cáo tài chính năm 2016 của Quốc Cường Gia Lai (HOSE: QCG) cho thấy khoản lãi vay phải trả tại là 563 tỷ đồng, trong đó có 452,6 tỷ đồng là lãi vay phải trả BIDV – chi nhánh Quang Trung, liên quan đến khoản vay tài trợ cho dự án Phước Kiển. Cũng vào cuối năm 2016, giá trị hàng tồn kho của dự án Phước Kiển hơn 4.200 tỷ đồng; QCG vay 2 khoản vay tại BIDV - Chi nhánh Quang Trung, trị giá gần 1.352 tỷ đồng tài trợ cho dự án Phước Kiển, với lãi suất hiện nay 10,9%, nhưng trước đây có những năm từ 17 đến 21%/năm.

Đầu tháng 12-2016, QCG đã đệ trình công văn đến BIDV Quang Trung về việc xin giảm lãi, bán lỗ dự án và tất toán khoản vay của dự án Phước Kiển, vì nếu không bán được cho đối tác này thì đến hạn 30-6-2017 và 30-12-2017 QCG bế tắc không thể xoay được nguồn để trả hơn 2.000 tỷ đồng cho dự án Phước Kiển và các dự án khác.

Ngày 31.12.2016, QCG nhận được công văn từ BIDV - Chi nhánh Quang Trung chấp thuận cho miễn giảm tiền lãi theo phương án đề nghị trả nợ gốc và lãi vào ngày hoặc trước ngày đáo hạn của khoản vay là 31-32017 của QCGL. Thuyết minh báo cáo tài chính của QCG cho biết, QCG có thể được giảm số tiền lãi vay là 237,1 tỷ đồng.

Trong văn bản thông báo, BIDV có thêm các điều kiện ràng buộc: “BIDV yêu cầu, nếu BIDV giảm lãi thì QCG phải trả toàn bộ nợ kể cả các khoản nợ nhà ở xã hội lãi 5% chưa đến hạn, cũng buộc QCGL phải trả hết và BIDV chấm dứt quan hệ tín dụng với QCGL dưới mọi hình thức”. Rất may, QCG đã có sự đồng ý của đối tác cam kết cho ứng 50 triệu USD, DN này xoay xở thêm hơn 1.600 tỷ để tất toán toàn bộ nợ cho BIDV.

QCG khẳng định không phải DN không có tài sản đảm bảo nợ vay và nợ nần nhiều nơi hoặc mất thanh khoản. Mấu chốt vấn đề ở đây là dự án quá lớn không phải nhà đầu tư nào cũng đủ sức đầu tư, với bối cảnh dự án GPMB còn da beo thủ tục pháp lý phải xin lại từ đầu, ngay cả tiền ký quỹ hơn 3.000 tỷ và phải bỏ thêm hơn 2.000 tỷ để GPMB đủ 100% và nộp thuế chuyển mục đích sử dụng đất  làm hạ tầng trên 1.000 tỷ - tổng cộng phải bỏ thêm 6.000 tỷ đồng nữa mới bắt đầu có doanh thu.

Đã tất toán nợ BIDV

Cuối tháng 3-2017, QCG đã hoàn tất việc thanh toán toàn bộ nợ gốc 1.376,7 tỷ và lãi tổng cộng khoản 1.630 tỷ cho BIDV và BIDV đã chấm dứt không quan hệ tín dụng với QCG từ đây. Theo đôi bên, việc chấm dứt quan hệ tín dụng là do điều kiện khách quan và không còn lựa chọn tốt hơn. Việc tất toán với BIDV kéo khoản lãi vay phải trả tại ngày 31-3-2017 đã giảm từ hơn 563 tỷ đồng xuống còn hơn 98 tỷ đồng, tương đương giảm 465 tỷ đồng, theo cáo bạch của DN vào tháng 5-2017.

Trước một số thông tin chưa chính xác, QCG vừa ra công văn khẳng định việc giảm lãi như nói trên là căn cứ vào thủ tục giảm lãi của BIDV, không phải được “ưu ái” như nhiều nguồn tin ngờ vực. “Với tình hình bế tắc cho cả QCGL và BIDV nếu BIDV không giảm lãi, QCGL không được đối tác giúp đỡ cho ứng, thì dự án này sẽ đi về đâu? Nếu BIDV phát mãi nợ xấu cũng không bán được vì không ai dám mua với tình trạng dự án dở dang này, nếu bản thân tôi đứng đầu DN không cược tất cả tài sản cá nhân và uy tín của tôi để cam kết với đối tác từng hạn mục và thời gian thực hiện tiến độ dự án, nếu không đúng thời gian cam kết sẽ bị mất trắng dự án cho đối tác"-bà Nguyễn Thị Như Loan-TGĐ Công ty QCGL nói.


 

QCG đã tất toán khoản nợ tại BIDV
QCG đã tất toán khoản nợ tại BIDV


Đối với dự án Phước Kiển đã kéo dài 10 năm qua, đến nay còn vô cùng khó khăn. Việc giải phóng mặt bằng chỉ còn 8%, trong tổng số 91 ha vì lý do người dân không hợp tác. Còn chính quyền địa phương chưa quyết liệt hỗ trợ, để doanh nghiệp tự thương lượng với dân, không tìm được tiếng nói chung. Ngoài ra, người dân liên tục xây dựng nhà cấp bốn trái phép trên diện tích đất quy hoạch dự án, xây nhà trọ cho thuê rồi để chờ với mục đích đòi nhiều tiền đền bù.

Bên cạnh đó, do chính sách thay đổi liên tục nên QCG chưa kịp hoàn thiện thủ tục dự án theo Nghị định 71 thì thay đổi sang Nghị định 99, hiện nay là phải trình tới Thủ tướng Chính phủ, đồng thời phải qua cả Hội đồng nhân dân thành phố… vì dự án trên 20 ha.

Suốt 2 năm qua, QCG đã đi tìm khách hàng nhưng rất khó khăn, vì theo quy định, dự án không được cơ cấu gia hạn vì đã gia hạn một lần rồi. Dự án có diện tích lớn, đối tượng khách hàng rất chọn lọc, thủ tục pháp lý rườm rà. “Việc  giảm lãi này của BIDV nhằm tháo gỡ rất nhiều cho DN, không chỉ riêng cho QCG, mà nhiều DN khác hiện nay còn rất nhiều món dư nợ đang rất cần giảm 1 phần lãi để thu nợ như QCG, nhưng vẫn không thực hiện được vì không có được đối tác như chúng tôi. Chúng tôi thiết nghĩ, BIDV kinh doanh tài chính cũng như chúng tôi kinh doanh BĐS, phải tự lựa chọn bài toán khôn ngoan nhất để thu hồi vốn tùy theo từng trường hợp và từng bối cảnh. Chứ không phải BIDV ưu ái gì cho chúng tôi, vì Công ty chúng tôi đầu tư cho dự án này quá khó khăn và đang bị lỗ, không thu được vốn do dự án kéo dài, không hoàn thành, không có doanh thu trả nợ…”- bà Loan nói thêm.

Theo Danviet

Theo vị đứng đầu QCG, trong tháng 3-2017, khi QCG chưa trả được nợ thì xuất hiện thông tin nói rằng DN đang nợ “ngập đầu”. Những thông tin này đã làm ảnh hưởng đến Công ty và một số đối tác đã gây khó khăn, thậm chí không thuận lợi trong việc đàm phán, gây lỗ thêm 20 triệu USD. Theo giải thích của Công ty QCGL thì công ty đã vay của BIDV để thực hiện dự án Phước Kiển từ năm 2010, nhưng nhận dư nợ nhiều nhất là năm 2013-2014 và phải trả lãi theo quý vì mức lãi suất trước đây rất cao từ 17 đến 21% Tổng cộng số tiền lãi mà QCGL phải trả đến 31/3/2017  tính sau khi giảm lên xuống khoảng 670 tỷ đồng, trên số gốc dư nợ 1580 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên đã áp dụng giải pháp kết nối tự động xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng thuộc hệ thống. Ảnh: S.C

Cục Thuế tỉnh Gia Lai hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tự động phát hành hóa đơn bán lẻ xăng dầu

(GLO)- Để hoàn thành mục tiêu 100% cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu áp dụng giải pháp kết nối tự động khi phát hành hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng, UBND tỉnh Gia Lai giao các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp với Cục Thuế tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Đón dòng đầu tư mới

Đón dòng đầu tư mới

Trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này