Máy gieo hạt "4 trong 1" độc đáo do 1 nông dân Tuyên Quang sáng chế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù chưa từng học qua lớp đào tạo về chế tạo cơ khí nhưng ông Nguyễn Văn Hoàn ở xã Phú Lâm (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) đã mày mò chế tạo, cải tiến hàng chục loại máy móc phù hợp với điều kiện canh tác nông nghiệp tại địa phương.
 



“Nhà sáng chế chân đất”

Ông Hoàn kể, sau khi công ty chè ở địa phương giải thể, ông quyết định nhận 12ha chè để phục hồi, cải tạo. Những ngày đầu, gia đình ông đã gặp rất nhiều khó khăn khi tiền vốn không có, đất đai thì cằn cỗi, cây chè lại bị suy dinh dưỡng nhiều năm...


 

Ông Nguyễn Văn Hoàn và chiếc máy gieo hạt “4 trong 1” vô cùng độc đáo. Ảnh: Minh Ngọc
Ông Nguyễn Văn Hoàn và chiếc máy gieo hạt “4 trong 1” vô cùng độc đáo. Ảnh: Minh Ngọc


Với những phát minh sáng chế của mình, ông Nguyễn Văn Hoàn đã nhận được nhiều giải thưởng về các cuộc thi nhà nông sáng tạo.

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng hội viên nông dân xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước từ năm 2005 đến 2009.

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NNPTNT cho sáng chế “Lưỡi dao máy đốn chè hình chữ S” góp phần vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam năm 2016...



“Gắn bó với cây chè nhiều năm, tôi nhận thấy việc sản xuất chè gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong việc diệt trừ sâu bệnh. Nếu thường xuyên phun thuốc cho chè vừa ảnh hưởng tới sức khỏe người chăm sóc, mà chất lượng chè cũng kém” - ông Hoàn nói.

Xuất phát từ suy nghĩ đó, năm 2010, ông Hoàn cho ra đời thành công chiếc máy hút sâu chè. Chia sẻ về chiếc máy đầu tiên được chế tạo thành công, ông Hoàn kể, thời điểm năm 2010, gia đình ông và bà con trong xã chuyển đổi sản xuất chè đại trà sang sản xuất chè sạch, đặc sản. Để sản xuất ra những sản phẩm sạch, người nông dân tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, toàn bộ công việc phải làm thủ công. Trong đó, việc bắt sâu hại trên cây chè bằng tay là công việc tốn nhiều thời gian, công sức nhất nhưng hiệu quả không cao.

Để làm nên chiếc máy này, ông cũng đã trải qua rất nhiều lần thất bại, nhiều lần đem ra thử nghiệm chẳng những không hút được sâu mà còn nát hết cả búp chè. Không chịu từ bỏ, nhờ kiên trì tìm tòi, học hỏi, cuối cùng sản phẩm máy hút sâu chè của ông cũng ra đời.

Theo đó, chiếc máy này không chỉ hút được các loại sâu hại như rầy xanh, bọ xít muỗi, sâu ăn lá... trên cây chè mà còn có thể áp dụng trong canh tác rau sạch.

Chiếc máy gieo hạt “4 trong 1”

Không chỉ dừng lại ở máy bắt sâu, máy bón phân tra hạt, máy bốc mía hay máy nhổ sắn… Năm 2019, “kỹ sư” nông dân Nguyễn Văn Hoàn lại cho ra đời chiếc máy gieo hạt “4 trong 1”.

Theo ông Hoàn, trước đây ông cũng đã sáng chế ra chiếc máy gieo hạt, tuy nhiên chiếc máy này chỉ có công năng là gieo hạt và là chiếc máy hoạt động không có động cơ. Mỗi khi sử dụng thì rất vất vả, phải đẩy bằng tay nên năng suất lao động không cao.

Từ đó, ông Hoàn đã này ra ý tưởng cải tiến chiếc máy gieo hạt không động cơ thành máy gieo hạt có động cơ. Điều thú vị hơn cả là ngoài gieo hạt, chiếc mày có động cơ được ông Hoàn “trang bị” thêm 3 công năng đó là đánh rạch, lấp rạch và bón phân.

Để sáng chế ra chiếc máy gieo hạt “4 trong 1”, ông mất 6 tháng, trải qua quá trình thử nghiệm nhiều lần trên đồng ruộng, có điểm nào chưa phù hợp ông lại phải tháo ra toàn bộ để sửa lại. “Qua hàng chục lần thử nghiệm trên đồng ruộng, cuối cùng cũng sáng chế thành công chiếc máy gieo hạt có động cơ” - ông Hoàn bộc bạch.



http://danviet.vn/tin-nong-nghiep/may-gieo-hat-4-trong-1-doc-dao-do-1-nong-dan-tuyen-quang-sang-che-1078286.html

Theo Minh Ngọc (Dân Việt)

 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.