Mang Yang: Huy động mọi nguồn lực để phát triển toàn diện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 20 năm thành lập, huyện Mang Yang đã có sự phát triển về mọi mặt. Nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ và 20 năm thành lập huyện Mang Yang, P.V Báo Gia Lai điện tử đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Trọng-Chủ tịch UBND huyện về những thành tựu cũng như định hướng phát triển của địa phương trong thời gian tới.

* P.V: Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Mang Yang đã nỗ lực vượt qua khó khăn để đạt được những kết quả rất quan trọng. Vậy, ông có thể khái quát những thành tựu nổi bật?
 

Ông Lê Trọng. Ảnh: Đức Thụy
Ông Lê Trọng. Ảnh: Đức Thụy

- Ông LÊ TRỌNG: Ngày mới thành lập, huyện Mang Yang chồng chất khó khăn. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nhưng chỉ có 3.200 ha đất canh tác lúa, mì, bời lời... Bên cạnh đó, hơn 62% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số với phương thức canh tác lạc hậu, phụ thuộc vào thiên nhiên, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Hệ thống giao thông nông thôn chủ yếu là đường đất. Đời sống nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số hết sức khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo còn cao; tình trạng học sinh bỏ học xảy ra nhiều.

Trước thực tế đó, Đảng bộ, chính quyền huyện Mang Yang đã bắt tay củng cố tổ chức bộ máy từ huyện đến cơ sở; vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng, giá trị kinh tế.

Đồng thời, các ngành, đoàn thể quyết liệt triển khai các giải pháp vừa khơi dậy nội lực, vừa tranh thủ tối đa các nguồn lực của Nhà nước để đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống. Đến nay, huyện đã có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới; hộ nghèo giảm bình quân 4,74%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 40,34 triệu đồng/năm, gấp 4,53 lần so với năm 2000.

* P.V: Những năm gần đây, huyện Mang Yang đã có những bước chuyển mình rõ nét, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Theo ông, đâu là dấu ấn nổi bật nhất?

- Ông LÊ TRỌNG: Nhờ sự nỗ lực bền bỉ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện, sau 20 năm thành lập, tình hình kinh tế-xã hội của huyện có nhiều khởi sắc. Mang Yang tự hào là huyện tiên phong xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gạo Ba Chăm tại xã Đak Trôi và đưa cây chanh dây về Gia Lai. Hiện Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã chọn Mang Yang để khảo sát, đánh giá xây dựng chỉ dẫn địa lý “Gia Lai” cho sản phẩm chủ lực của tỉnh (chanh dây).

Đặc biệt, Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao quyết định chọn Mang Yang để xây dựng nhà máy chế biến hoa quả lớn nhất ở Tây Nguyên thể hiện sự thành công trong thu hút đầu tư của huyện Mang Yang nói riêng và của tỉnh Gia Lai nói chung. Vừa qua, Công ty đã có lô hàng chanh dây đầu tiên xuất khẩu sang thị trường châu Âu theo Hiệp định Thương mại tự do giữa EU và Việt Nam.

Một góc trung tâm huyện Mang Yang. Ảnh: Thanh Nhật
Một góc trung tâm huyện Mang Yang. Ảnh: Thanh Nhật


* P.V: Để tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, thời gian tới, huyện Mang Yang đặt ra những mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm nào, thưa ông?

- Ông LÊ TRỌNG: Mục tiêu của huyện Mang Yang giai đoạn 2020-2025 là đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 12,11%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 56 triệu đồng vào năm 2025; đến năm 2025, toàn huyện có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới và giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%. Đồng thời, phấn đấu đưa Mang Yang trở thành một trong những vệ tinh của tỉnh trong phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp.

Để đạt được những mục tiêu đó, giai đoạn 2020-2025, huyện xác định 3 chương trình trọng tâm gồm: đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến và du lịch; thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tập trung xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, công chức các cấp đạt chuẩn, có đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trên cơ sở đó, huyện chủ trương khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, ưu tiên cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; mở rộng diện tích cây trồng chủ lực gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo vùng nguyên liệu cho các nhà máy trên địa bàn. Quản lý tốt tài nguyên khoáng sản, bảo vệ rừng, phát huy tiềm năng lợi thế về rừng.

Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, nhất là chính sách người có công và bảo trợ xã hội; tăng cường công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, nhất là lao động nông thôn, lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội với đảm bảo quốc phòng-an ninh.

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở trong sạch, vững mạnh. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đổi mới hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội, thực sự trở thành cầu nối vững chắc, giữa Đảng, chính quyền với nhân dân.

* P.V: Xin cảm ơn ông.

 PHƯƠNG VI (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.