Mạng lưới gọi điện lừa đảo lớn nhất châu Âu bị phá vỡ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vtv.vn đưa tin, Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) cho biết một chiến dịch quốc tế với sự tham gia của cảnh sát Đức, Albania, Bosnia, Herzegovina, Lebanon, Serbia đã đột kích 12 trung tâm gọi điện lừa đảo và bắt giữ 21 đối tượng. 

Được biết, đây là mạng lưới gọi điện lừa đảo có thể là lớn nhất châu Âu.

Ảnh minh họa RTE

Ảnh minh họa RTE

Cụ thể, cuộc điều tra bắt đầu tháng 12-2023 khi một nhân viên ngân hàng ở bang Baden-Wuerttemberg (Đức) nghi ngờ yêu cầu của một khách hàng muốn rút một lượng lớn tiền mặt. Nhân viên này báo cảnh sát và cảnh sát đã ngăn khách hàng chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo. Sau đó, cảnh sát đã liên kết những số điện thoại mà những kẻ lừa đảo sử dụng, từ đó dẫn đến cuộc điều tra rộng hơn.

Các nhà điều tra cho biết, với thủ đoạn tinh vi, những kẻ gọi điện lừa đảo thường giả làm người thân, nhân viên ngân hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng hoặc cảnh sát và sử dụng nhiều thủ đoạn thao túng để lừa lấy tiền tiết kiệm của các nạn nhân.

Trên 100 cảnh sát Đức được giao nhiệm vụ nghe lén các cuộc gọi từ mạng lưới các trung tâm lừa đảo nói trên suốt 24 giờ/ngày và theo dõi tới 30 cuộc hội thoại cùng lúc. Nhờ vậy, cảnh sát đã báo trước cho các nạn nhân giúp ngăn chặn thiệt hại 10 triệu euro (10,7 triệu USD) trong khoảng 6.000 trường hợp.

Trong một diễn biến khác, trước đó, ngày 1-4, TTXVN đưa tin, theo Bộ Công an Trung Quốc, trong chiến dịch thực thi pháp luật chung đầu tiên được tiến hành tại tỉnh Muse, miền Bắc Myanmar, cảnh sát 2 nước đã bắt giữ tổng cộng 807 nghi phạm tham gia các vụ lừa đảo viễn thông xuyên biên giới, trong đó có 352 đối tượng là người Trung Quốc, 455 đối tượng còn lại là công dân Myanmar. Phía Myanmar sẽ xử lý các nghi phạm nước này.

Có thể bạn quan tâm

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

(GLO)- Sau nhiều lần phát hiện thiết bị bay không người lái bay trên các cơ sở quân sự mà không được cấp phép, Chính phủ Đức đã thông qua dự luật sửa đổi Đạo luật An ninh Hàng không, cho phép lực lượng vũ trang nước này bắn hạ các máy bay không người lái xâm nhập trái phép.