Mâm cúng tất niên của mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ khi tôi 5-7 tuổi và suốt mấy chục năm sau đó, tôi chưa thấy bao giờ mẹ lo một mâm cơm tất niên sung túc và thoải mái. Để có được mâm cơm cúng ông bà ngày cuối năm, mẹ tôi vất vả nhiều lắm.

Hàng năm, cứ gặt lúa xong là mẹ tôi phơi khô, quạt sạch rồi đem trả nợ số thóc mà nhà tôi vay mượn để ăn trong năm. Thông thường, từ lúc bắt đầu cấy lúa cho đến khi giáp hạt, gia đình tôi phải vay 2-3 phuy lúa của bà con trong xóm.

Sau khi gặt lúa trả nợ xong, trong nhà chỉ còn 1-2 phuy. Số lúa này vừa để ăn, vừa bán để mua thức ăn, lo cho tôi ăn học vừa lo cho tất cả các khoản hiếu hỉ và trăm thứ trên đời.

Để có tiền trang trải dịp Tết, mẹ tôi làm đủ thứ việc, từ gặt thuê, cấy mướn, làm cỏ thuê đến vào rừng đốn củi… Tuy vậy, số tiền mà mẹ tôi kiếm được ít lắm, đủ mua thực phẩm cho gia đình và dành dụm mua cho tôi bộ đồ mới. Nói là “bộ” nhưng chưa năm nào tôi có đủ cả quần lẫn áo và đôi dép mà chỉ có 2 trong 3 thứ ấy hoặc là đôi dép và áo hoặc là chiếc quần và đôi dép. Vậy là mẹ đã cố gắng hết sức rồi.

Vì thế, đến ngày cuối năm kiếm được đủ tiền lo cho mâm cơm tất niên bao giờ cũng làm cho mẹ tôi tất tả ngược xuôi.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Mâm cơm tất niên của mẹ thường là những món cây nhà lá vườn, giản đơn, nhưng không thể thiếu một con gà trống. Mẹ bảo làm gì thì gì phải có một con gà trống, càng đẹp càng tốt. Cho nên, năm nào cũng vậy, cứ qua rằm tháng Chạp là mẹ chạy vạy đôn đáo để lo chuyện Tết và nhất là kiếm đủ tiền để mua được con gà trống. Có năm gần Tết người ta gọi mẹ tôi đi làm cỏ lúa Đông Xuân vài ba ngày, thế là đủ tiền để mẹ mua con gà trống đẹp nhất.

Năm nào may mắn, có người gọi thêm chị tôi làm phụ với mẹ thì khá hơn một chút, lo mâm cơm tất niên xong mẹ tôi cũng còn lại mấy đồng dằn túi. Thế nhưng có nhiều năm, những ngày giáp Tết không có ai gọi mẹ tôi làm thuê. Tôi thấy mẹ ngược xuôi khắp nơi để tìm việc hoặc mượn tiền.

Tôi nhớ một năm tháng Chạp thiếu, không có ngày 30, mẹ tôi mượn được tiền thì đã quá trưa ngày 29. Lúc này, chợ búa đã dọn sạch sẽ. Mẹ không ăn trưa, quày quả khắp nơi đến 3 giờ chiều mới về đến nhà với con gà trống mới tập gáy bé tí. Mẹ bảo may mà mua được chứ không biết lấy gì để cúng ông bà cuối năm. Chiều tất niên năm ấy, mẹ làm cơm cúng muộn hơn, khi dọn mâm xuống cũng là lúc nhà nhà xung quanh vui đón Giao thừa.

Khi đã đi làm, tôi thường dành một ít tiền đưa cho mẹ lo cho mâm cơm tất niên. Từ đó, mẹ không phải chạy vạy vay mượn như trước nữa. Tuy vậy, bao giờ mẹ cũng dặn đi dặn lại tôi là phải tìm mua cho được con gà trống, đến khi nhìn thấy con gà tốt rồi mẹ mới an tâm.

Mẹ tôi mất đã gần 20 năm. Theo thời gian, đời sống gia đình tôi đã khá hơn nhiều. Nhưng có một điều không thay đổi, đó là việc chuẩn bị mâm cơm tất niên. Tôi vẫn giữ nếp cũ, làm y như mẹ ngày xưa. Tức là phải có con gà trống thật đẹp và cúng vào chiều cuối năm chứ không phải những ngày trước đó hoặc vào buổi sáng hay buổi trưa. Và, tôi luôn ghi nhớ lời mẹ rằng cúng chiều cuối năm thì mới mời ông bà về đông đủ trong những ngày Tết.

Có thể bạn quan tâm

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

(GLO)- Dòng Pô Cô huyền thoại uốn lượn qua miền biên giới Ia Grai trước khi chảy qua Campuchia hợp lưu với sông Mê Kông. Mỗi độ cuối đông đầu xuân, ven bờ sông và trên cồn bãi xuất hiện một loài hoa rất đẹp, người Jrai gọi là bra tang hay còn gọi là hoa rù rì.

Công nhân Công ty 74 vận hành máy băm trộn cỏ làm thức ăn cho bò. Ảnh: T.S

Tình ca du mục miền Ia Kla

“Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời/Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng”. Giai điệu ca khúc lãng mạn của những năm tuổi trẻ cứ nhẹ nhàng lẩn quất trong tâm trí khi tôi đến thăm trại bò siêu thịt của Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) trên địa bàn xã Ia Kla, huyện Đức Cơ.

Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên

Bâng khuâng chiều An Khê

(GLO)- Tôi trở lại An Khê vào một chiều mưa. Cơn mưa không ồn ào mà rơi êm vào ký ức, đánh thức một miền nhớ xa xôi, thuở nơi đây còn là một thị trấn nhỏ bình lặng nằm ven quốc lộ 19.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa: Minh Lê

Mây giăng mắt núi

(GLO)- Qua ngày lập đông, còn bao nhiêu heo may gió cũng mang về theo mùa hun hút. Trên đầu dốc, cây bằng lăng núi lá đã chuyển thành màu đỏ sậm như những nốt son ấm áp giữa bao la xanh. Và mây ở đây, bốn mùa cứ lờn vờn khắp các triền đồi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn bắp của ba

(GLO)- Nhiều năm ở phố nhưng tôi đã quen với đất đồng, quen với sự bình yên làng mạc. Bởi vậy, hễ có dịp là tôi tranh thủ về quê, chẳng nhất thiết là phải cuối tuần.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bài học đầu tiên

(GLO)- Buổi sáng hôm ấy, mẹ nắm tay đưa tôi đến trường lần đầu tiên. Ngôi trường làng nhỏ bé, nằm giữa những tán cây xanh rợp bóng mát. Không gian thoang thoảng mùi thơm của những đóa hoa bên đường.