Lý lịch bất ngờ của bà Nguyễn Phương Hằng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mở rộng điều tra vụ án, Công an TP HCM cho biết bà Nguyễn Phương Hằng từng có tên Nguyễn Thị Thanh Tuyền.

Liên quan đến vụ án bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971), ngày 15-4, Công an TP HCM đã làm việc với Võ Minh Điền, chủ kênh Youtube “Điền Võ Vlog” và nhiều người liên quan.

 

Bà Nguyễn Phương Hằng lúc bị bắt
Bà Nguyễn Phương Hằng lúc bị bắt



Để phục vụ công tác điều tra, Công an TP HCM đã lập lý lịch tư pháp của bị can Nguyễn Phương Hằng.

Theo đó, bà Nguyễn Phương Hằng trước đây từng mang tên Nguyễn Thị Thanh Tuyền (sinh ngày 26-1-1971). Đến năm 2010, bà Nguyễn Thị Thanh Tuyền đổi tên thành Nguyễn Phương Hằng.

Khi còn mang tên Thanh Tuyền, bà từng tố cáo ông Đ.Đ.G (đệ tử Trương Văn Cam, tức Năm Cam). Bà Tuyền quen biết với Đ.Đ.G từ năm 1996, đến năm 1997 thì về sống với ông G. như vợ chồng tại một căn nhà ở quận Tân Bình, TP HCM. Sau nhiều năm sinh sống, bà Tuyền mua lại căn nhà này với giá 52 lượng vàng.

Tuy nhiên, trong thời gian sống chung với ông G., bà Tuyền thường bị đánh đập nên đã đem giấy tờ nhà gửi cho mẹ ruột. Đến năm 1998, ông G. buộc bà Tuyền viết giấy ghi tên ông này và bà Tuyền đồng sở hữu rồi đuổi bà ra khỏi nhà.

Trong quá trình điều tra vụ án Trương Văn Cam, ông Đ.Đ.G bị xử phạt 7 năm tù về tội "cưỡng đoạt tài sản".

Bà Nguyễn Phương Hằng đang bị tạm giam 3 tháng để điều tra tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân", theo Điều 331 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).


Theo PHẠM DŨNG (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Cha mẹ hãy thực sự là người thầy đầu tiên của con, dạy cho trẻ những thói quen tốt. Ảnh: MINH HUỆ

Nền tảng của giáo dục gia đình

(GLO)- Người xưa có câu “Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn”, ngụ ý thể hiện tầm quan trọng của những người làm cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Có lẽ, tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng, gia đình là nền tảng tiên quyết, góp phần hình thành tính cách và nhân cách của một con người.

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B từ ngày 17 đến 30-4

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B từ ngày 17 đến 30-4

(GLO)- Ngày 26-3, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch tổ chức triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) với chủ đề “50 năm độc lập, thống nhất đất nước: Trỗi dậy miền đất Bazan”.

Việt Nam đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á về mức độ an toàn với 59,2 điểm. Ảnh: Phương Vi

Việt Nam xếp thứ 4 Đông Nam Á về mức độ an toàn

(GLO)- Trang web Numbeo-một trang web chuyên thống kê về chỉ số mức sống tại các thành phố và quốc gia vừa công bố danh sách các quốc gia an toàn nhất thế giới. Trong đó, xếp theo khu vực, Việt Nam đứng thứ 4 Đông Nam Á với 59,2 điểm.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Xã anh hùng vươn mình phát triển

Xã anh hùng vươn mình phát triển

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.