Lực lượng Wagner tuyên bố rút khỏi Mali để trở về Nga

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lực lượng quân sự tư nhân Nga Wagner sẽ rút khỏi Mali sau 3 năm rưỡi hỗ trợ chính quyền nước này chống lại các phần tử Hồi giáo cực đoan và sẽ trở về nước.

Các thành viên của lực lượng Wagner.
Các thành viên của lực lượng Wagner.

Trên kênh Telegram, Wagner tuyên bố đã đưa toàn bộ trung tâm vùng của Mali trở lại dưới quyền kiểm soát của chính quyền quân sự nước này, đẩy lùi lực lượng Hồi giáo cực đoan và tiêu diệt các đối tượng đứng đầu.

Wagner không cho biết lực lượng của họ sẽ làm gì sau khi trở về Nga.

Tuyên bố được đưa ra sau hàng loạt vụ tấn công trong vài tuần qua mà các nhóm phiến quân khẳng định đã khiến hơn 100 binh lính Mali cùng lực lượng hỗ trợ thiệt mạng.

Nhóm Jama’a Nusrat ul-Islam wa al-Muslimin (JNIM), một tổ chức nổi dậy hoạt động tại khu vực Sahel của Tây Phi, nhận trách nhiệm gây ra các vụ bạo lực gần đây, bao gồm vụ đánh bom hôm 4/6 nhằm vào binh sĩ Mali và người Nga gần thủ đô Bamako.

Wagner có mặt tại Mali kể từ khi quân đội nước này trục xuất lực lượng Pháp và Liên Hợp Quốc.

Wagner rút khỏi Mali không đồng nghĩa với việc quốc gia Tây Phi này sẽ không còn sự hiện diện của người Nga. Quân đoàn châu Phi (Africa Corps) vẫn tiếp tục ở đó.

Quân đoàn này được thành lập với sự hỗ trợ của Bộ Quốc phòng Nga, sau khi người sáng lập Wagner là Yevgeny Prigozhin và chỉ huy Dmitry Utkin lãnh đạo một cuộc nổi dậy thất bại rồi rời Nga sang Belarus.

Nga muốn kết thúc nhiệm vụ của Wagner tại Mali để thay thế bằng Quân đoàn châu Phi, ông Ulf Laessing, Giám đốc chương trình Sahel của Quỹ Konrad Adenauer (Đức), nói với Reuters.

“Sự tiếp quản của Quân đoàn châu Phi đồng nghĩa với việc duy trì hiện diện quân sự của Nga tại Mali, nhưng có thể trọng tâm sẽ chuyển sang đào tạo và cung cấp trang thiết bị nhiều hơn, thay vì trực tiếp chiến đấu chống với các đối tượng nổi dậy”, ông Laessing nhận định.

Theo thông tin trên Telegram mà các tay súng Nga sử dụng, khoảng 70–80% lực lượng Quân đoàn châu Phi là các cựu binh Wagner.

Bộ Quốc phòng Mali chưa phản hồi đề nghị bình luận.

Theo Tú Linh (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

(GLO)- Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra mới đây tại Hà Lan, tổng thống Mỹ D. Trump gần như hài lòng việc 32 thành viên tổ chức quân sự lớn nhất thế giới nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng. Điều này ảnh hưởng gì đến Nga, cường quốc có mối liên quan chặt chẽ đến địa chính chị châu Âu?

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

(GLO)- Sáng 22-6 (giờ Hà Nội), trong bài phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran là “một chiến thắng quân sự ngoạn mục”; đồng thời, những cơ sở này đã bị “phá hủy hoàn toàn và triệt để”.

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

(GLO)- Tranh chấp, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài trong lịch sử. Cuộc đọ súng ngày 28/5 gần khu vực biên giới tỉnh Ubon Ratchathani- Thái Lan khiến tình hình thêm nghiêm trọng. 2 nước nỗ lực kéo giảm căng thẳng, trong khi chính trường Thái Lan phát sinh diễn biến khó lường.

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo các hãng thông tấn thế giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã lên tiếng xin lỗi sau khi cuộc điện đàm giữa bà và Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Hun Sen bị rò rỉ. Cũng trong sáng nay, những người biểu tình bắt đầu tụ tập gần Tòa nhà Chính phủ để yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn từ chức sau vụ việc này.

null