Long trọng lễ tưởng niệm 231 năm ngày mất của Hoàng đế Quang Trung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 12-9 (nhằm ngày 28-7 âm lịch) Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt tỉnh Gia Lai phối hợp với Thị ủy-HĐND-UBND thị xã An Khê long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 231 năm ngày mất của Hoàng đế Quang Trung (1792-2023) tại di tích An Khê trường (thị xã An Khê). Đây là năm thứ 2 Di tích lịch sử Tây Sơn Thượng đạo được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Gia Lai dự lễ tưởng niệm 231 năm Ngày mất của Hoàng đế Quang Trung. Ảnh: Ngọc Minh

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Gia Lai dự lễ tưởng niệm 231 năm Ngày mất của Hoàng đế Quang Trung. Ảnh: Ngọc Minh

Dự lễ, có các đồng chí: Thái Thanh Bình-Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Nguyễn Hữu Quế-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo đoàn đại biểu quốc hội tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, các cơ quan tham mưu giúp việc của Tỉnh ủy, các ban HĐND tỉnh; lãnh đạo 17 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn tỉnh cùng đông đảo người dân trên địa bàn.

Về phía khách mời có ông Nguyễn Văn Thứ-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tây Sơn cùng đại diện lãnh đạo một số phòng, ban của huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định).

Đồng chí Thái Thanh Bình-Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai dâng hương tại Điện thờ Tam kiệt, di tích An Khê trường, thị xã An Khê. Ảnh: Ngọc Minh
Đồng chí Thái Thanh Bình-Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai dâng hương tại Điện thờ Tam kiệt, di tích An Khê trường, thị xã An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Dưới tượng đài uy nghiêm, khí phách của Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, thị xã An Khê và các địa phương cùng người dân đã dâng hoa lên tượng đài Hoàng đế Quang Trung; cùng nhau ôn lại sự nghiệp vẻ vang của phong trào Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung. Tại Điện thờ Tam kiệt, các đại biểu thành kính dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của Hoàng đế Quang Trung cùng tướng sĩ nhà Tây Sơn.

Ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm 231 năm ngày mất của Hoàng đế Quang Trung (1792-2023). Ảnh: Ngọc Minh
Ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm 231 năm ngày mất của Hoàng đế Quang Trung (1792-2023). Ảnh: Ngọc Minh

Đọc diễn văn tại lễ tưởng niệm, ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết: Trong 20 năm cầm quân, Hoàng đế Quang Trung đã lập nên những chiến công hiển hách, dẹp thù trong, giặc ngoài, thống nhất, thu non sông về một mối. Trên cương vị hoàng đế, ông là một minh quân chăm lo cho Nhân dân, đưa ra nhiều cải cách về kinh tế, quan tâm đến giáo dục, văn hóa… Về đối ngoại, Quang Trung thiết lập bang giao và yêu cầu nhà Thanh phải công nhận độc lập chủ quyền của nước ta.

Các cụ trong Ban nghi lễ đình An Khê thực hiện nghi thức cúng Vua Quang Trung theo nghi thức truyền thống. Ảnh: Ngọc Minh

Các cụ trong Ban nghi lễ đình An Khê thực hiện nghi thức cúng Vua Quang Trung theo nghi thức truyền thống. Ảnh: Ngọc Minh

Tiếc thay, cuộc đời Người lại quá ngắn ngủi. Ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (1792), Hoàng đế Quang Trung đột ngột qua đời khi mới 39 tuổi, để lại bao hoài bão về xây dựng, kiến thiết đất nước chưa thực hiện được. Ông ra đi, triều đình do ông gây dựng sau đó cũng hưng phế như một lẽ thường. Tuy vậy, con người và sự nghiệp của ông luôn sống mãi trong trong ký ức bất diệt của Nhân dân ta; đặc biệt là đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên và Nhân dân vùng Tây Sơn Thượng đạo.

Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: Ngọc Minh

Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: Ngọc Minh

“Kỷ niệm 231 năm ngày mất của Hoàng đế Quang Trung, chúng ta tự hào vì đang được sống ngay trên mảnh đất mà ông từng dựng cờ nghĩa. Gia Lai nói chung, đảng bộ và chính quyền các cấp ở An Khê, Đak Pơ, Kbang, Kông Chro nói riêng càng thêm tự hào và nâng cao trách nhiệm của mình hơn nữa trong việc gìn giữ và phát huy giá trị lịch sử của di tích gắn với phát triển kinh tế, xã hội địa phương, để xứng đáng với danh hiệu di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng”-ông Nhung nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B

(GLO)- Sáng 17-4, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai, UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước khai mạc triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Gia Lai bãi bỏ các quyết định của UBND tỉnh về các chi cục Thủy lợi, Phát triển nông thôn và Bảo vệ Môi trường

Gia Lai bãi bỏ các quyết định của UBND tỉnh về các chi cục Thủy lợi, Phát triển nông thôn và Bảo vệ Môi trường

(GLO)- Ngày 14-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký Quyết định số 196/QĐ-UBND về việc bãi bỏ các quyết định của UBND tỉnh ban hành theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chư Pưh gắn kiểm tra, giám sát với xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Chư Pưh gắn kiểm tra, giám sát với xây dựng, chỉnh đốn Đảng

(GLO)- Đảng bộ huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) có 40 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc với hơn 1.780 đảng viên. Trong nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ huyện đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, đảng viên.