Lộ diện nhiều hiện vật quý khi kiểm kê di tích tại Hà Nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không chỉ nhận diện số lượng, chủng loại hiện vật, qua kiểm kê hiện vật trong di tích được nhiều địa phương ở Hà Nội thực hiện những năm qua, cơ quan chức năng phát hiện vật quý, có giá trị cao.

Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)


Không chỉ nhận diện được số lượng, chủng loại hiện vật, qua công tác kiểm kê hiện vật trong di tích được nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội thực hiện trong các năm qua, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều hiện vật quý, có giá trị cao.

Thực tế này cũng đặt ra vấn đề về công tác bảo vệ các hiện vật trong di tích, cũng như việc nâng cao ý thức của những người quản lý di tích và cộng đồng.

Lộ diện nhiều hiện vật có giá trị

Công tác kiểm kê hiện vật được quy định tại Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Các địa phương sẽ xây dựng kế hoạch, rà soát, thống kê, vẽ sơ đồ bài trí di vật, hiện vật định kỳ hàng năm ở những di tích đã được xếp hạng. Điều đáng mừng, trong quá trình kiểm kê di tích, cơ quan quản lý đã phát hiện nhiều hiện vật có giá trị về mặt niên đại, kiến trúc, kiểu dáng.

Là một trong những địa phương đi đầu trong việc kiểm kê hiện vật tại di tích, huyện Gia Lâm có sự đầu tư bài bản, chuyên nghiệp. Trong bốn năm qua, huyện đã kiểm kê hiện vật tại 188 di tích, qua đó phát hiện hơn 200 hiện vật tiêu biểu, vượt xa so với dự kiến ban đầu là hơn 100 hiện vật.

Đáng lưu ý, tại một di tích có bát hương niên đại từ sớm nhưng những người quản lý di tích không hay biết chỉ khi cán bộ kiểm kê di vật phát hiện ra và xác định niên đại mọi người mới biết.

Hay tại một ngôi đền có tượng bằng đá cao khoảng 40cm, niên đại từ thế kỷ XI, không nơi nào có nhưng những người quản lý đền không nắm được nên vẫn đặt thờ ngoài sân. Hoặc trong quá trình kiểm kê tại một ngôi đình, cán bộ kiểm kê phát hiện các cấu kiện gỗ có hệ thống hoa văn đặc sắc, có thể viết thành cả chuyên đề lớn.

Huyện Đông Anh cũng là địa phương thực hiện kiểm kê di vật trong các di tích sớm nhất thành phố Hà Nội, từ 9 năm nay.

Với 319 di tích trong toàn huyện; trong đó tại 61 di tích quốc gia, công tác kiểm kê hiện vật trong các di tích đòi hỏi phải thận trọng, tỉ mỉ, từ hồ sơ liên quan, xác định niên đại hiện vật. Trong quá trình đó, huyện cũng phát hiện nhiều hiện vật có giá trị.

Tương tự như vậy, dù trên địa bàn quận Đống Đa có 76 di tích nhưng quận triển khai thận trọng, hai năm thực hiện tại 2 di tích và ít nhiều cũng lộ diện các hiện vật tiêu biểu.

Bên cạnh đó, một số địa phương làm tốt công tác kiểm kê hiện vật trong di tích như quận Tây Hồ, huyện Hoài Đức, huyện Thanh Oai…

Ông Nguyễn Doãn Văn, Trưởng ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội, cho biết từ trước đến nay, các địa phương thường quan tâm đến công tác tu bổ, bảo tồn di tích mà chưa thực sự chú trọng đến tu bổ hiện vật. Vì vậy, việc kiểm kê hiện vật trong di tích để nhận biết được các giá trị của di vật và phương pháp bảo vệ, phát huy giá trị phù hợp là rất cần thiết.

Cần có phương án bảo vệ phù hợp

Trong quá trình kiểm kê hiện vật, các địa phương phát hiện ra nhiều hiện vật quý, song việc công bố chủng loại hiện vật, giá trị hiện vật là điều không thể.

Cũng dễ hiểu bởi trong bối cảnh nạn ăn cắp hiện vật trong di tích diễn biến như hiện nay, nếu công khai các hiện vật quý, có thể ngay hôm sau, các đối tượng xấu đã đột nhập, đánh cắp.

3 Di tích lịch sử Văn Miếu-Quốc Tử Giám mở cửa trở lại, thu hút nhiều du khách đến tham quan. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

Cùng với đó, sự an toàn của những người trông coi di tích cũng khó đảm bảo. Từ năm 2019 đến nay, hơn 20 di tích trên địa bàn 7 quận, huyện tại Hà Nội xảy ra tình trạng mất cắp di vật, hiện vật. Vì vậy, sau quá trình kiểm kê, các quận, huyện đều yêu cầu Ban Quản lý di tích có phương án cất giữ, bảo quản cẩn trọng.

Ngay cả các địa phương, sau khi kiểm kê cũng lập hồ sơ báo cáo về hiện trạng hiện vật, bản vẽ sơ đồ bài trí hiện vật với 14 chỉ tiêu của hiện vật. Mỗi hồ sơ lập thành 4 bộ để giao cho các đơn vị liên quan lưu giữ. Từ đó, địa phương và Ban Quản lý di tích có cơ sở để lưu giữ và bảo tồn hiện vật.

Bà Phùng Thị Hoài Hương, Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Gia Lâm, còn cho biết trong quá trình kiểm kê, đơn vị chức năng phát hiện nhiều hiện vật xuống cấp. Đây là cơ sở để thời gian tới, huyện Gia Lâm xây dựng phương án tu bổ hiện vật.

Với những hiện vật nào đủ tiêu chí sẽ được xây dựng hồ sơ, đề xuất công nhận là bảo vật quốc gia. Đại diện Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Đông Anh cũng cho biết sau khi kiểm kê, huyện đã xây dựng hồ sơ hiện vật đầy đủ, đề nghị các Ban Quản lý siết chặt công tác bảo vệ, lắp camera an ninh cho các di tích có những hiện vật giá trị.

Nếu di tích được coi như là một trong những giá trị của văn hóa Thăng Long-Hà Nội, hiện vật góp phần tạo nên phần “hồn” cho di tích đó. Bảo vệ hiện vật có nghĩa bảo vệ phần “hồn” cho di tích.

Tiến sỹ Nguyễn Viết Chức, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Thăng Long, từng nhấn mạnh việc bảo vệ hiện vật trong các di tích còn nhiều vấn đề đáng bàn khi một số địa phương xảy ra hiện tượng mất cắp hiện vật.

Bởi vậy, khi phát hiện những hiện vật có giá trị tại các di tích, các ngành chức năng cần có hướng dẫn chung cho các địa phương trong công tác bảo quản, bảo vệ hiện vật, tránh tình trạng mạnh nơi nào nơi đó làm, dễ tạo kẽ hở cho nạn trộm cắp hiện vật.

Theo Đinh Thuận (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.