Liên hệ bất ngờ giữa tinh dầu bạc hà và chứng sa sút trí tuệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một nghiên cứu mới dựa trên động vật đã mở ra hướng đi mới tiềm năng cho cuộc chiến chống lại chứng sa sút trí tuệ Alzheimer.

Một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi nhà nghiên cứu miễn dịch Juan José Lasarte từ Trung tâm Nghiên cứu Y học Ứng dụng (CIMA) ở Tây Ban Nha cho thấy tinh dầu bạc hà dường như có thể ngăn chặn một số tổn thương gây ra cho não trong bệnh sa sút trí tuệ Alzheimer.

Phát hiện dựa trên các thí nghiệm ở chuột, tập trung vào vai trò của hệ thống khứu giác đối với hệ miễn dịch và thần kinh trung ương.

Tinh dầu từ bạc hà dường như bảo vệ não khỏi chứng sa sút trí tuệ - Ảnh: AI

Tinh dầu từ bạc hà dường như bảo vệ não khỏi chứng sa sút trí tuệ - Ảnh: AI

"Thật đáng ngạc nhiên, chúng tôi quan sát thấy rằng việc tiếp xúc ngắn với chất này trong 6 tháng đã ngăn ngừa sự suy giảm nhận thức ở những con chuột mắc bệnh Alzheimer" - TS Lasarte nói.

Ngoài ra, tinh dầu bạc hà dường như còn giúp cải thiện khả năng nhận thức ở các con chuột còn trẻ và khỏe mạnh, theo bài công bố trên tạp chí y học Frontiers in Immunology.

Trước đây, nhóm nghiên cứu đã quan sát thấy việc hít loại tinh dầu này giúp tăng cường phản ứng miễn dịch ở chuột.

Trong nghiên cứu này, họ tiếp tục xác định cụ thể hơn yếu tố nhận được tác động là protein interleukin-1-beta (IL-1β), một yếu tố giúp cơ thể điều chỉnh phản ứng viêm.

Nếu không hoạt động đúng, protein này có thể gây hại đến não bộ và góp phần vào tình trạng sa sút trí tuệ.

Có vẻ như tinh dầu bạc hà đã đẩy protein IL-1β trở lại mức an toàn trong não.

Ngoài ra, nó còn tác động tích cực đến một số khía cạnh khác trong hệ thống miễn dịch.

Theo Science Alert, mối liên hệ giữa khứu giác và tình trạng sa sút trí tuệ đã được chú ý từ lâu, khi người ta nhận thấy người bị Alzheimer hay các dạng bệnh thần kinh khác bao gồm Parkinson thường đồng thời bị suy giảm chức năng khứu giác.

Vì vậy, một biện pháp kích thích cứu giác có thể đem lại lợi ích về cả hai mặt.

Vẫn sẽ cần thêm các nghiên cứu lâm sàng (trên người) để xác nhận tác dụng của tinh dầu bạc hà, tuy nhiên rõ ràng có mối liên hệ chặt chẽ giữa hệ thống miễn dịch, hệ thần kinh trung ương và khứu giác mà các nhà nghiên cứu y học có thể tận dụng.

Alzheimer là căn bệnh phổ biến nhất trong nhóm bệnh sa sút trí tuệ/mất trí nhớ. Nhóm bệnh này hiện đang là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 7 thế giới, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.