Liên doanh của Boeing muốn mở vệ tinh Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đại diện Công ty dịch vụ hàng không Boeing Châu Á - Thái Bình Dương (BAPAS) cho biết dự định thành lập đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật vệ tinh, cung cấp dịch vụ kỹ thuật và bảo dưỡng máy bay tại Việt Nam.
 
Boeing 787-9 Dreamliner của Vietnam Airlines. Ảnh: VNA
BAPAS là công ty liên doanh giữa Boeing và Công ty dịch vụ kỹ thuật hàng không của Singapore Airlines, có trụ sở tại Singapore. Hiện mạng lưới cơ sở sửa chữa máy bay của công ty này có mặt ở Philippines, Trung Quốc và Mỹ. 
Ông Michael Doellefeld, Tổng giám đốc BAPAS, cho biết công ty này hiện đang có những kế hoạch hỗ trợ về kỹ thuật và nhân sự cho các hãng hàng không tại Việt Nam, cụ thể gồm hỗ trợ hợp tác về đào tạo phi công, phi hành đoàn, cũng như đội ngũ kỹ thuật bảo trì, bảo dưỡng máy bay.
Nếu hợp tác với các hãng hàng không Việt Nam để cung cấp dịch vụ kỹ thuật và bảo dưỡng, BAPAS sẽ thành lập một đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật vệ tinh đặt tại Việt Nam. Tùy vào số lượng máy bay, số lượng tuyến bay và yêu cầu của các hãng, BAPAS sẽ đưa máy bay sang các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng phù hợp - Ông Michael Doellefeld cho biết.
Theo một số dự báo, nhu cầu về số lượng máy bay tại Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong vòng 20 năm tới sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay. Điều này sẽ dẫn đến nhu cầu rất lớn về cung cấp các dịch vụ bảo trì, sửa chữa máy bay cho các hãng hàng không. BAPAS có một mạng lưới về dịch vụ trên toàn cầu (Global Fleet), cung cấp cơ sở vật chất và nguồn lực, giúp cho các hãng hàng không có thể yên tâm về phần dịch vụ kỹ thuật để tập trung vào việc phát triển chất lượng dịch vụ và mở rộng mạng lưới.
BAPAS đang tham gia sự kiện Triển lãm quốc tế về dụng cụ, bảo dưỡng, nội thất ngành hàng không Việt Nam 2019 - VIAE 2019, diễn ra từ ngày 20 - 22.11 tại Trung tâm hội nghị Tân Sơn Nhất Pavillon, TP.HCM.
Mai Vọng (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.