Lễ hội Lam Kinh năm 2018: Hào khí Lam Sơn tỏa sáng trường tồn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Sáng 1/10 (tức ngày 22/8 năm Mậu Tuất), tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ hội Lam Kinh năm 2018.

Lễ hội thu hút sự tham gia của hàng chục nghìn người dân, du khách thập phương và con cháu họ Lê khắp mọi miền Tổ quốc.

 

Ảnh tư liệu: Biểu diễn nghệ thuật tái hiện cảnh Vua Lê đánh thắng giặc ngoại xâm tại lễ hội Lam Kinh năm 2015. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Ảnh tư liệu: Biểu diễn nghệ thuật tái hiện cảnh Vua Lê đánh thắng giặc ngoại xâm tại lễ hội Lam Kinh năm 2015. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)



Lễ hội Lam Kinh năm nay được tổ chức nhân kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm Đức vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 585 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Lê Lợi. Lễ hội nhằm tri ân, tôn vinh công lao của anh hùng dân tộc Lê Lợi cũng như các tướng sỹ, các tầng lớp nhân dân đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi giặc Minh xâm lược, giành độc lập tự chủ và phục hưng dân tộc.

Với tấm lòng yêu nước, thương dân, tư tưởng đại nghĩa, khoan dung cùng những kỳ tích trong 10 năm đánh giặc và hơn 5 năm trị vì đất nước, Lê Lợi xứng đáng là người anh hùng giải phóng dân tộc kiệt xuất.

Từ sáng sớm, khắp các nẻo đường và trong khuôn viên Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh đã chật cứng người dân, du khách. Đến với Lễ hội ai ai cũng mang theo tấm lòng thành kính, tự hào và sự biết ơn vô hạn về sự nghiệp lẫy lừng mà ông cha ta đã bền bỉ tạo dựng, gìn giữ và truyền lại cho con cháu muôn đời sau.

Lễ hội Lam Kinh năm 2018 gồm hai phần chính. Phần nghi lễ với các nghi thức truyền thống như rước kiệu, dâng hương, đọc chúc văn và phần hội là chương trình nghệ thuật chủ đề “Hào khí Lam Sơn tỏa sáng trường tồn”.

Chương trình nghệ thuật được đầu tư công phu, gồm các tiết mục sân khấu hóa ca ngợi công đức cao dày của anh hùng dân tộc Lê Lợi, các bậc tiền nhân, nhân dân Thanh Hóa nói riêng, nhân dân cả nước nói chung trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược cách đây tròn 600 năm. Cùng với đó là các ca khúc viết về quê hương Thanh Hóa trong giai đoạn đổi mới và phát triển; những trò diễn dân gian gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, do hàng trăm nghệ sỹ, diễn viên các đoàn nghệ thuật, nghệ nhân, diễn viên quần chúng biểu diễn. Hòa chung khí thế lễ hội, hào khí Lam Sơn sẽ là mạch nguồn thôi thúc, cổ vũ, động viên Thanh Hóa bứt phá vươn lên trong hội nhập và phát triển, xứng đáng với truyền thống vùng quê “Địa linh nhân kiệt”.

Lễ hội Lam Kinh 2018 sẽ diễn ra đến hết ngày 2/10/2018 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh. Trong khuôn khổ lễ hội có các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch như: Hội chợ khởi nghiệp họ Lê Việt Nam, Hội thi tìm hiểu truyền thống cội nguồn Lê tộc, Hội chợ mùa thu Lam Kinh 2018, Liên hoan nghệ thuật quần chúng họ Lê Việt Nam, Hội thảo khoa học chủ đề “Anh hùng dân tộc Lê Lợi và nhân dân Thanh Hóa trong thời kỳ đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn,” Giải vô địch bóng bàn các đội mạnh toàn quốc tại Thanh Hóa…

Dịp này, Cục văn thư lưu trữ Nhà nước đã trao tặng tỉnh Thanh Hóa phiên bản Mộc bản thân thế sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ.

Hoa Mai (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.