Lễ cúng Quý Xuân tại Tổ đình An Khê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 18 và 19-3 (nhằm mùng 9 và 10-2 âm lịch), tại An Khê trường và An Khê đình thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai), Ban Nghi lễ đình An Khê tổ chức lễ cúng Quý Xuân.

Lễ cúng Quý Xuân được tiến hành theo nghi thức truyền thống do Ban Nghi lễ đình An Khê thực hiện. Lễ cúng nhằm tưởng nhớ các bậc tiền hiền, hậu hiền có công khai khẩn, mở đất lập làng, lập xã; sau bày tỏ ước nguyện, mong cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà yên vui, no ấm, hạnh phúc.

Dưới đây là một số hình ảnh lễ cúng Quý Xuân tại An Khê trường, An Khê đình và nhà Tiền Nhân thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Sắc phong vua ban (sắc thần) được cất giữ trong hộp gỗ sơn son, bọc vải đỏ. Trước đây, sắc thần được gìn giữ, bảo quản tại đình An Lũy (An Khê đình). Sau đó, sắc thần được nghinh về bảo quản tại Nhà sắc và đổi tên là An Khê trường. Từ đó về sau, lễ cúng Quý Xuân tại Tổ đình diễn ra trong 2 ngày 9 và 10-2 âm lịch hàng năm. Ảnh: Ngọc Minh
Sắc phong vua ban (sắc thần) được cất giữ trong hộp gỗ sơn son, bọc vải đỏ. Trước đây, sắc thần được gìn giữ, bảo quản tại đình An Lũy (An Khê đình). Sau đó, sắc thần được nghinh về bảo quản tại Nhà sắc và đổi tên là An Khê trường. Từ đó về sau, lễ cúng Quý Xuân tại Tổ đình diễn ra trong 2 ngày 9 và 10-2 âm lịch hàng năm. Ảnh: Ngọc Minh
Theo phong tục, sáng mùng 9-2 âm lịch, Ban Nghi lễ đình An Khê tổ chức cúng cáo thần linh xin phép rước sắc thần từ An Khê trường vào An Khê đình. Ảnh: Ngọc Minh
Theo phong tục, sáng mùng 9-2 âm lịch, Ban Nghi lễ đình An Khê tổ chức cúng cáo thần linh xin phép rước sắc thần từ An Khê trường vào An Khê đình. Ảnh: Ngọc Minh
Nhiều năm nay, ông Trần Quang Khánh-Phó Ban Nghi lễ đình An Khê đảm nhiệm trọng trách bảo quản, giữ sắc phong vua ban. Ông Khánh là người duy nhất được phép bưng sắc thần đưa ra long đình và đem sắc thần từ long đình vào cất giữ cẩn thận. Ảnh: Ngọc Minh
Nhiều năm nay, ông Trần Quang Khánh-Phó Ban Nghi lễ đình An Khê đảm nhiệm trọng trách bảo quản, giữ sắc phong vua ban. Ông Khánh là người duy nhất được phép bưng sắc thần đưa ra long đình và đem sắc thần từ long đình vào cất giữ cẩn thận. Ảnh: Ngọc Minh
Sắc thần được để bên trong long đình. Ban Nghi lễ đình An Khê cùng các bô lão, đội nghênh long đình, nghinh sắc thần đi qua nhà ngõ trước An Khê trường. Dẫn đầu đoàn nghinh sắc thần là vị trưởng lão cùng đội nghênh long đình, cầm cờ ngũ hành, binh khí trong trang phục binh lính thời xưa, đầu đội nón, oai phong tiến về phía trước. Kế đến là các chức sắc, người dân trong vùng theo sau. Ảnh: Ngọc Minh
Sắc thần được để bên trong long đình. Ban Nghi lễ đình An Khê cùng các bô lão, đội nghênh long đình, nghinh sắc thần đi qua nhà ngõ trước An Khê trường. Dẫn đầu đoàn nghinh sắc thần là vị trưởng lão cùng đội nghênh long đình, cầm cờ ngũ hành, binh khí trong trang phục binh lính thời xưa, đầu đội nón, oai phong tiến về phía trước. Kế đến là các chức sắc, người dân trong vùng theo sau. Ảnh: Ngọc Minh
Sáng sớm mùng 10-2 âm lịch, tại An Khê đình, giữa không gian linh thiêng, hòa cùng tiếng trống, tiếng chiêng vang vọng, Ban Nghi lễ đình An Khê tiến hành cúng Quý Xuân. Ảnh: Ngọc Minh
Sáng sớm mùng 10-2 âm lịch, tại An Khê đình, giữa không gian linh thiêng, hòa cùng tiếng trống, tiếng chiêng vang vọng, Ban Nghi lễ đình An Khê tiến hành cúng Quý Xuân. Ảnh: Ngọc Minh
Đúng 7 giờ 30 phút sáng mùng 10-2 âm lịch, Ban Nghi lễ đình An Khê cùng các bô lão, đội nghênh long đình tiến hành nghinh sắc thần từ An Khê đình trở lại An Khê trường. Ảnh: Ngọc Minh
Đúng 7 giờ 30 phút sáng mùng 10-2 âm lịch, Ban Nghi lễ đình An Khê cùng các bô lão, đội nghênh long đình tiến hành nghinh sắc thần từ An Khê đình trở lại An Khê trường. Ảnh: Ngọc Minh
Đông đảo người dân trong vùng đến dự và chuẩn bị mâm cơm dâng cúng thần linh, các vị tiền nhân ngày cúng Quý Xuân. Ảnh: Ngọc Minh
Đông đảo người dân trong vùng đến dự và chuẩn bị mâm cơm dâng cúng thần linh, các vị tiền nhân ngày cúng Quý Xuân. Ảnh: Ngọc Minh
Lễ vật dâng cúng thần linh, bên cạnh bánh, trái cây, hoa, xôi chè không thể thiếu 1 con heo nguyên sinh. Ảnh: Ngọc Minh

Lễ vật dâng cúng thần linh, bên cạnh bánh, trái cây, hoa, xôi chè không thể thiếu 1 con heo nguyên sinh. Ảnh: Ngọc Minh

Tại nhà tiền nhơn-nơi thờ các vị tiền hiền, Ban nghi lễ đình An Khê tế lễ với các bước đọc văn tế, dâng hương, dâng đèn, trà, quả thể hiện lòng tôn kính, biết ơn các bậc tiền nhân có công lao xây dựng làng xã, đồng thời thể hiện nếp sống văn hóa tín ngưỡng trong cộng đồng và thờ cúng ông bà của người Việt ở vùng đất An Khê. Ông Trần Ngọc Vũ Tùng-Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường An Phú đại diện lãnh đạo phường An Phú và phường Tây Sơn (An Khê đình và An Khê trường nằm giáp ranh giữa 2 phường) phụng cúng. Ảnh: Ngọc Minh
Tại nhà tiền nhơn-nơi thờ các vị tiền hiền, Ban nghi lễ đình An Khê tế lễ với các bước đọc văn tế, dâng hương, dâng đèn, trà, quả thể hiện lòng tôn kính, biết ơn các bậc tiền nhân có công lao xây dựng làng xã, đồng thời thể hiện nếp sống văn hóa tín ngưỡng trong cộng đồng và thờ cúng ông bà của người Việt ở vùng đất An Khê. Ông Trần Ngọc Vũ Tùng-Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường An Phú đại diện lãnh đạo phường An Phú và phường Tây Sơn (An Khê đình và An Khê trường nằm giáp ranh giữa 2 phường) phụng cúng. Ảnh: Ngọc Minh

Có thể bạn quan tâm

Từ trong câu ca nghĩa tình

Từ trong câu ca nghĩa tình

(GLO)- Trước việc Bình Định-Gia Lai chuẩn bị về một nhà, chuẩn bị một hành trình mới của đất nước, địa phương và cá nhân, người viết chợt nhớ… chuyện xưa, “cố tình” tìm mối liên hệ với những điều nhỏ nhặt.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Gió đồng mùa hạ

Gió đồng mùa hạ

(GLO)- Gió từ cánh đồng quê lại thổi tràn qua ô cửa nhỏ, mang theo hương thơm nồng nàn của lúa non và mùi ngai ngái của đất sau cơn mưa đầu mùa.

Mùa rẫy tới

Mùa rẫy tới

Mấy ngày nay thường hay có dông vào buổi chiều. Gió ùn ùn thốc tới. Mây từ dưới rừng xa đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. A Blưn thấy ông nội lẩm nhẩm tính rồi nói mấy hôm nữa đi phát rẫy.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Xe Thư viện lưu động phục vụ gần 800 học sinh tại Kông Chro

Xe Thư viện lưu động phục vụ gần 800 học sinh tại Kông Chro

(GLO)- Trong 2 ngày (24 và 25-4), Thư viện tỉnh Gia Lai phối hợp với Thư viện huyện Kông Chro tổ chức hoạt động ngoại khóa hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4), nhằm lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng, khơi dậy niềm yêu sách trong giới trẻ, góp phần xây dựng xã hội học tập.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.