Lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích ấp Tây Sơn Nhì-Cửu An

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân thị xã An Khê (Gia Lai) vừa có quyết định phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tư vấn lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh “Quần thể di tích lịch sử-văn hóa ấp Tây Sơn Nhì-Cửu An” với tổng kinh phí trên 264 triệu đồng.

 

Miếu An Điền Nam (xã Cửu An, thị xã An Khê) nằm trong Quần thể di tích lịch sử-văn hóa ấp Tây Sơn Nhì-Cửu An. Ảnh: Ngọc Minh
Miếu An Điền Nam (xã Cửu An, thị xã An Khê) nằm trong Quần thể di tích lịch sử-văn hóa ấp Tây Sơn Nhì-Cửu An. Ảnh: Ngọc Minh

Quần thể di tích lịch sử-văn hóa ấp Tây Sơn Nhì-Cửu An gồm 15 điểm di tích phi kiến trúc và 6 di tích vật thể kiến trúc gắn với phong trào Tây Sơn thời kỳ chuẩn bị lực lượn g tại Tây Sơn Thượng đạo từ nửa cuối thế kỷ XVIII. 15 điểm di tích phi kiến trúc đều thuộc địa bàn xã Cửu An gồm: Gò Gieo, Gò Cà, Gò Dưa, Gò Đám Bí, Trường Đẫm, Sân Voi, Sân Trâu, Gò Đồn, Vườn Lính, Rừng Bắn, Gò Trại Trong, Gò Trại Ngoài, Mễ Kho, Chợ Phiên, Trạm Gò. 6 di tích vật thể kiến trúc gồm: đình Cửu An, dinh Bà, miếu An Điền Nam (xã Cửu An), miếu An Phước, miếu An Bình (phường An Phước) và miếu An Thạch (xã Xuân An). Những đình, miếu này được hình thành từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, là nơi người dân địa phương hội họp, cúng tế vào mỗi dịp lễ, Tết.

Ngọc Minh

Có thể bạn quan tâm

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.