Lãnh đạo huyện Ia Grai đối thoại với cán bộ, viên chức ngành Giáo dục và đào tạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 21-12, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức buổi đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với cán bộ, viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo huyện.

Bí thư Huyện ủy Ia Grai Tống Thới Mốc và Chủ tịch UBND huyện Lê Ngọc Quý chủ trì buổi đối thoại. Tham dự buổi đối thoại có gần 100 cán bộ, viên chức ngành giáo dục trên địa bàn.

Tại buổi đối thoại, cán bộ, giáo viên các đơn vị trường học trong huyện nêu các ý kiến về tình trạng thiếu phòng học, cơ sở vật chất, trang-thiết bị không đảm bảo phục vụ công tác dạy và học trong năm học 2023-2024 và các năm tiếp theo ở một số đơn vị trường học, nhất là các điểm trường lẻ. Kinh phí cấp cho hoạt động chi thường xuyên tại các đơn vị trường học còn thấp, không đảm bảo cho các hoạt động của nhà trường. Một số trường còn thiếu cán bộ quản lý, không quán xuyến hết công việc. Kinh phí hỗ trợ cho giáo viên tham gia công tác xóa mù chữ phổ cập giáo dục chưa tương xứng. Một số cán bộ, giáo viên có thời gian công tác lâu năm tại các đơn vị trường học bày tỏ nguyện vọng muốn được luân chuyển, tạo thuận lợi trong công tác, đảm bảo sức khỏe và có thời gian chăm sóc cho gia đình.

Cô giáo Nguyễn Thị Định nêu ý kiến về tình trạng thiếu cán bộ quản lý tại Trường Mẫu giáo 2-9, xã Ia O. Ảnh: Phương Lộc

Cô giáo Nguyễn Thị Định nêu ý kiến về tình trạng thiếu cán bộ quản lý tại Trường Mẫu giáo 2-9, xã Ia O. Ảnh: Phương Lộc

Các ý kiến, kiến nghị, đề xuất của cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục được Chủ tịch UBND huyện Lê Ngọc Quý ghi nhận và sẽ chỉ đạo các ngành chuyên môn tiến hành khảo sát, kiểm tra và đề xuất xử lý trong thời gian đến.

Kết luận buổi đối thoại, đồng chí Tống Thới Mốc-Bí thư Huyện ủy đánh giá cao tinh thần thẳng thắn, nhìn nhận, phản ánh đúng sự thật những tồn tại, hạn chế trong ngành Giáo dục và đạo tạo. Bí thư Huyện ủy cũng mong rằng, cán bộ, giáo viên ngành Giáo dục khắc phục những khó khăn của cá nhân, gia đình, tiếp tục gắn bó với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cấp ủy, chính quyền địa phương sẽ quan tâm hơn nữa đối với công tác phát triển giáo dục, chăm lo đời sống cho cán bộ, giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ giáo viên yên tâm công tác, gắn bó với sự nghiệp trồng người.

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

(GLO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 96/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15-7-2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số (DTTS) trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Hơn 170 giáo viên, học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Đak Pơ diễn tập phòng cháy chữa cháy

Hơn 170 giáo viên, học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Đak Pơ diễn tập phòng cháy chữa cháy

(GLO)- Ngày 28-4, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê (Phòng Cảnh sát PCCC-CNCH, Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Dân tộc nội trú (huyện Đak Pơ) tổ chức tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và CNCH, thực tập phương án chữa cháy năm 2025.

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh.