Lặn lội vào 'vùng đỏ' hỗ trợ học sinh, cô giáo nhận giải thưởng Võ Trường Toản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giữa đại dịch, cô Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (TP.HCM), không quản ngại, lặn lội đến nhiều 'vùng đỏ' để tặng sách, đồ dùng học tập và động viên các em học sinh F0 của mình.

Câu chuyện của cô được chia sẻ khiến nhiều người ở hội trường của buổi lễ trao giải thưởng Võ Trường Toản không khỏi xúc động. Cô là một trong 50 người nhận giải thưởng danh giá này vào sáng nay, 29.11.

 

Cô Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (bên trái), đến tận nhà trao sách và dụng cụ học tập cho học sinh ngay trong thời điểm dịch bùng phát mạnh ở TP.HCM - Ảnh: NVCC
Cô Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (bên trái), đến tận nhà trao sách và dụng cụ học tập cho học sinh ngay trong thời điểm dịch bùng phát mạnh ở TP.HCM - Ảnh: NVCC


Chia sẻ tại buổi lễ, cô Tâm cho biết trong đợt dịch vừa rồi rất nhiều học sinh của trường bị ảnh hưởng, có em bị mắc Covid-19 từ đầu mùa dịch, cả gia đình các em phải cách ly. Thấy học sinh mình gặp khó khăn, cô Tâm tìm cách mua sách vở, đồ dùng học tập và mang tới nhà để các em có điều kiện học tập.

Là người gắn bó với trường từ những ngày đầu thành lập, cô Tâm chia sẻ với định hướng xây dựng ngôi trường hạnh phúc, từ những ngày đầu trường hoạt động theo mô hình bán công lập nên nhiều phụ huynh họ rất e ngại. Nhưng bằng nỗ lực của mình và luôn luôn cố gắng, học hỏi, cô đã lèo lái, xây dựng thành ngôi trường như hiện nay.


 

 Cô Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, chia sẻ về công việc của người
Cô Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, chia sẻ về công việc của người "đưa đò" - Ảnh: Nguyễn Loan


Trong khi đó, cô Nguyễn Ánh Phương Nam, giáo viên môn mỹ thuật Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1) được tuyên dương sáng nay khi đã có những nỗ lực, sáng tạo trong việc tìm ra những phương pháp hiệu quả khi dạy trực tuyến cho học sinh.

“Học sinh tiểu học rất thích môn mỹ thuật và hào hứng tạo ra những sản phẩm đẹp. Để tạo hứng thú cho học sinh thì trong các tiết học trực tuyến tôi luôn trò chuyện với các em như một người bạn, gợi mở để các em quan sát xung quanh, sáng tạo và phát huy thế mạnh của mỗi em. Khi nhận xét đánh giá, thì tôi tìm cách tìm những điểm hay nhất, đẹp nhất để khen cho các em có thêm động lực”, cô Phương Nam chia sẻ.

 

 50 nhà giáo tiêu biểu đã được vinh danh tại lễ trao giải Võ Trường Toản sáng nay - Ảnh: Nguyễn Loan
50 nhà giáo tiêu biểu đã được vinh danh tại lễ trao giải Võ Trường Toản sáng nay - Ảnh: Nguyễn Loan


Tại buổi lễ, ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, đã tuyên dương những nỗ lực không ngừng nghỉ và những đóng góp to lớn của tất cả nhà giáo trong công cuộc "trồng người" của thành phố. Đặc biệt là 50 giáo viên xuất sắc nhận giải thưởng Võ Trường Toản.

Ông Đức nhận định, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực giáo dục nhưng suốt thời gian qua các thầy cô giáo vẫn luôn âm thầm, nỗ lực và cống hiến để giúp học sinh dù không đến trường nhưng không ngừng việc học.

Để ghi nhận nỗ lực này, ông Dương Anh Đức cũng nhấn mạnh các nhà quản lý, các cấp lãnh đạo cần có những đề xuất về những chế độ, chính sách thoả đáng để các thầy cô yên tâm công tác.

Sáng nay 50 nhà giáo đã nhận giải Võ Trường Toản do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức, trong đó có 17 cán bộ quản lý và 33 giáo viên. Họ là những thầy cô rất tích cực trong đổi mới, sáng tạo, là những cốt cán, mạng lưới về chuyên môn của ngành. Các thầy cô là những tấm gương sáng, là người truyền cảm hứng cho học sinh và đồng nghiệp về những giá trị như tinh thần trách nhiệm, tinh thần học tập, nỗ lực trong cuộc sống.

Giải thưởng Võ Trường Toản là giải thưởng danh giá nhất dành cho nhà giáo tại TP.HCM do Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp với báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức hàng năm.

Theo NGUYỄN LOAN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.