Lần đầu tiên tại Việt Nam bác sỹ thay van trong van động mạch chủ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Kỹ thuật thành công mở nhiều cơ hội cho bệnh nhân Việt Nam và khẳng định các thầy thuốc Viện Tim mạch Việt Nam tự hào có thể hoàn toàn làm chủ các kỹ thuật tiên tiến nhất của Thế giới.
Bệnh nhân được các bác sỹ can thiệp thay van trong van qua đường ống thông. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Bệnh nhân được các bác sỹ can thiệp thay van trong van qua đường ống thông. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Ngày 18/10, các bác sỹ Viện Tim Mạch Việt Nam can thiệp cho nam bệnh nhân T., 82 tuổi thay van trong van (TAVI V-i-V) qua đường ống thông.

Đây là ca TAVI-in-TAVI lần đầu tiên ở Việt Nam. Kỹ thuật thành công mở nhiều cơ hội cho bệnh nhân Việt Nam vì trường hợp bệnh như bệnh nhân T. sẽ ngày càng gặp nhiều và các thầy thuốc Viện Tim mạch Việt Nam có thể hoàn toàn làm chủ các kỹ thuật tiên tiến nhất của Thế giới.

Theo các chuyên gia của Viện Tim mạch Việt Nam, đây là một trường hợp khá đặc biệt trong thực hành lâm sàng mà trước đây chỉ vài năm những bác sỹ chuyên ngành tim mạch can thiệp cũng không thể nghĩ lại có những tiến bộ đặc biệt như vậy.

Trước đó, vào tháng 3/2014, bệnh nhân T. là một trong những trường hợp được làm thủ thuật thay van động mạch chủ qua đường ống thông (gọi tắt là TAVI) đầu tiên của Viện Tim mạch Việt Nam.

Thời điểm đó bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rất nặng nề với biểu hiện suy tim nặng, viêm phổi nặng, phải đặt nội khí quản. Qua thăm khám và khảo sát cho thấy bệnh nhân bị bệnh hẹp van động mach chủ nặng trên nền bệnh lý van động mạch chủ có hai lá van bị thoái hóa. Bình thường thì van động mạch chủ có 3 lá van giúp đóng mở đảm bảo dòng máu đi theo một chiều nhịp nhàng. Khi van bị hẹp hoặc hở thì ảnh hưởng đến chức năng tuần hoàn, chức năng tim và dẫn đến sy tim nhanh chóng.

Việc điều trị với các bệnh lý van tim nặng trước đây phải phẫu thuật tim mở để thay và sửa van. Tuy vậy, trong trường hợp bênh nhân nặng và tuổi cao thì nguy cơ xấu trong cuộc mổ rất cao và nhiều trường hợp không thể phẫu thuật được. Thay van động mạch chủ qua đường ống thông đã trở thành biện pháp ưu việt được lựa chọn cho người bệnh bị hẹp van động mạch chủ cao tuổi với nhiều ưu điểm vượt trội, không phải phẫu thuật tim mở, không phải gây mê, phục hồi nhanh…

Các chuyên gia trao đổi trong quá trình thực hiện ca can thiệp. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Các chuyên gia trao đổi trong quá trình thực hiện ca can thiệp. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Tại thời điểm năm 2014 khi bệnh nhân nhập viện, tình trạng rất nặng, hẹp van động mạch chủ nguy kịch, các bác sỹ phẫu thuật từ chối vì nguy cơ đặc biệt cao.

Trước tình hình đó, các bác sỹ Viện Tim Mạch đã quyết định nong van cấp cứu bằng bóng nới rộng lỗ van để tiếp tục hồi sức cấp cứu, vượt qua thời khắc lâm nguy. Bệnh nhân được thay van động mạch chủ qua đường ống thông vài ngày sau đó.

Sau dó, bệnh nhân còn trải qua cả tháng điều trị ở đơn vị hồi sức, chuyển qua viện Bỏng ghép da do loét tì đè. Tuy vậy, cốt lõi vấn đề là đã giải quyết được nguyên nhân chính gây bệnh do hẹp nặng van động mạch chủ, nên sau đó bệnh nhân phục hồi tốt.

Trong nhiều năm, người bệnh tái khám đều đặn.

Thời gian gần đây, bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng trở lại gần một năm nay và phải tái nhập viện vì suy tim nặng. Siêu âm cho thấy van sinh học đã thoái hóa nặng, hở van nhiều, buồng tim giãn, huyết áp 90/20 mmHg. Với những van nhân tạo có lá van sinh học làm từ màng tim bò hoặc lợn được xử lý kỹ lưỡng thì tuổi thọ trung bình khoảng 10 năm là phù hợp với bệnh nhân.

Sau khi hội chẩn, các bác sỹ quyết định, việc thay van lại cho bệnh nhân là chỉ định bắt buộc và tình trạng của bệnh nhân không cho phép mổ tim mở nên việc thay lại van qua đường ống thông van-trong-van (TAVI V-i-V) là chỉ định tối ưu nhất. Nhóm làm việc van tim với các bác sỹ tim mạch can thiệp, bác sỹ gây mê, bác sỹ hồi sức, bác sỹ siêu âm tim, bác sỹ ngoại khoa… đã thống nhất phương án, quy trình và thực hiện thủ thuật.

Bệnh nhân được can thiệp thay van trong van qua đường ống thông sáng 18/10/2023 thành công.

Viện Tim Mạch Việt Nam là đơn vị đầu tiên trên cả nước thực hiện một cách độc lập kỹ thuật TAVI với van trên bóng và kíp thủ thuật của Viện đã tiến hành một cách thành thạo trong khoảng thời gian 30 phút tính từ lúc chọc mạch đùi. Bệnh nhân chỉ cần gây ngủ và tỉnh ngay sau thủ thuật.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.