Ca đầu tiên trên thế giới lấy giun đũa còn sống nhiễm từ trăn khỏi não người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các bác sĩ Úc đã lấy một con giun đũa dài 8 cm đang ngo ngoe khỏi não một bệnh nhân ở bang New South Wales. Đây là loài giun thường ký sinh ở loài trăn thảm.
Con giun và vùng não thể hiện tình trạng bất thường ở bệnh nhân. ẢNH: CANBERRA HEALTH
Con giun và vùng não thể hiện tình trạng bất thường ở bệnh nhân. ẢNH: CANBERRA HEALTH

Theo báo cáo sẽ được đăng tải trên chuyên san Emerging Infectious Diseases, một cụ bà 64 tuổi ở phía đông nam New South Wales (Úc) đã nhập viện ở địa phương vào năm 2021 sau khi trải qua 3 tuần bị tiêu chảy và đau bụng. Bà cũng bị sốt, đổ mồ hôi trộm và ho khan suốt một đêm trước khi vào bệnh viện.

Vào thời điểm nhập viện, bệnh nhân bị trầm cảm và mau quên. Trong quá trình kiểm tra và chụp MRI, một bác sĩ chuyên khoa não của Bệnh viện Canberra phát hiện có điều bất thường ở thùy trán bên phải của não.

Khi các bác sĩ tiến hành phẫu thuật não để kiểm tra thêm, họ phát hiện một con giun đũa có tên khoa học là Ophidascaris robertsi. Đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện Canberra cho rằng đây là trường hợp đầu tiên trên thế giới phát hiện giun đũa trong não người.

Loài giun đũa trên thường ký sinh ở trăn thảm, cụ thể là ở thực quản và dạ dày của vật chủ trước khi trứng giun thải theo đường tiêu hóa.

Các nhà nghiên cứu, cũng là nhóm bác sĩ phát hiện con giun ký sinh, cho rằng bệnh nhân đã nhiễm giun khi bà thu thập và nấu một loại rau ở vùng hồ gần nhà. Rau được cho đã nhiễm trứng giun thải ra từ chất bài tiết của một con trăn.

Con giun lấy ra từ não bệnh nhân. ẢNH CANBERRA HEALTH
Con giun lấy ra từ não bệnh nhân. ẢNH CANBERRA HEALTH

Bên cạnh não, các cơ quan khác cũng bị nghi ngờ nhiễm trứng giun là phổi và gan của người bệnh.

Người này đã được xuất viện và quay về nhà, nhưng vẫn được các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và não bộ theo dõi thường xuyên để kịp thời phát hiện các dấu vết bất thường.

Ngoại trừ con giun đũa còn sống bị rút ra khỏi não, các bác sĩ chưa thể tiếp cận những cơ quan khác trong cơ thể đối tượng.

Đồng tác giả báo cáo Sanjaya Senanayake, cũng là chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, cho hay phát hiện trên là lời cảnh báo công chúng hãy xử lý thực phẩm kỹ càng trước khi ăn, để ngăn chặn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng và các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từ động vật.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.