Làm giàu trên đất gò đồi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Một khu đồi hoang khô cằn, cỏ dại mọc quá đầu người đã được vợ chồng anh Nguyễn Đình Bảy và chị Nguyễn Thị Hạnh (làng Tăng, xã Lơ Ku, huyện Kbang, Gia Lai) biến thành trang trại trồng cây ăn trái và nuôi cá, mỗi năm thu hơn nửa tỷ đồng.

Khó khăn không nản chí

Trang trại của vợ chồng anh Bảy nằm cách trục đường liên xã Lơ Ku-Krong gần 1 km. Nhìn những hồ cá, ruộng lúa nước và cây trái sum suê, ít ai biết 20 năm trước, nơi đây là một đồi hoang khô cằn.

 

Anh Bảy bên vườn vải thiều. Ảnh: Đ.Y
Anh Bảy bên vườn vải thiều. Ảnh: Đ.Y

Rời huyện Đô Lương (tỉnh Nghệ An), anh chị chọn Lơ Ku lập nghiệp do ở đây có người bà con cùng quê. Thấy có vùng đồi bỏ hoang, chỉ một số người địa phương vỡ đất trồng mì, anh chị bèn mua gom đất, dựng tạm căn nhà nhỏ rồi cải tạo thành đất trồng trọt. Chỗ đất cao, anh chị san bằng để trồng đậu, bắp; chỗ trũng hơn thì cải tạo dẫn nước về trồng lúa. Bằng cách lấy ngắn nuôi dài, dần dần anh chị tự túc về lương thực. Sau đó, anh Bảy lại thuê máy san ủi mặt bằng để mở rộng diện tích canh tác và đào ao (10.000 m2) thả các loại cá: trắm, chép, trôi, rô phi... Ngoài ra, anh còn học hỏi những người đi trước và thử nghiệm trồng cây ăn trái. Anh Bảy chia sẻ: “Lúc đầu do chưa có kinh nghiệm nên cá chậm lớn, cây trái cho năng suất không cao. Vất vả nhất là mùa mưa, nước lũ đổ về vùi lấp đất, làm tràn ao, hư hại cây cối. Đường giao thông từ xã ra trung tâm huyện rất khó khăn, lắm ổ voi, ổ gà”.

Khó khăn là thế nhưng vợ chồng anh Bảy không nản chí mà tích cực tìm hiểu kiến thức sản xuất qua sách báo, ti vi, tham khảo những người đi trước cũng như tham quan học tập các mô hình trồng cây ăn trái trên địa bàn. Từ hơn 3 ha ban đầu, đến nay trang trại của anh chị đã được mở rộng ra 8 ha.

Bốn mùa cây trái

Giờ đây, trên vùng đất gò đồi cằn cỗi năm xưa là một màu xanh ngút mắt của 1.000 cây cam Vinh, 700 cây vải thiều, 200 cây quýt đường, 100 cây chôm chôm, 100 cây na Thái, 60 cây sầu riêng hạt lép, 3 ha mía, 1 ha cà phê, 5 sào lúa nước 2 vụ, chưa kể ao cá với diện tích 10.000 m2.

Nhớ lại ngày đầu khai khoang, chị Hạnh tâm sự: “Hồi đó, chúng tôi mua đồi hoang này để trồng cây ngắn ngày chứ không nghĩ được như bây giờ”. Còn anh Bảy đúc kết: “20 năm là quãng thời gian khá dài để thử nghiệm và đúc rút kinh nghiệm. Nhờ có sức khỏe, chịu khó tìm tòi, cần mẫn, vợ chồng tôi đã có được một trang trại bốn mùa cây trái như hôm nay”.

Chỉ với 700 cây vải thiều, mỗi vụ cho thu hoạch 50 kg quả/cây (giá bán tại vườn là 35.000 đồng/kg), sau khi trừ chi phí, lợi nhuận mà anh chị thu được từ 400-500 triệu đồng. Trao đổi về kinh nghiệm trồng vải thiều, anh Bảy cho biết, đây là loại cây ăn quả sớm cho thu hoạch và nguồn thu nhập tốt nhưng người trồng phải chăm chỉ, cần mẫn, chú trọng khâu chọn giống ban đầu, tỉa cành, bón phân, chăm sóc. Cùng với vải thiều, 1.000 gốc cam Vinh cũng bắt đầu cho thu bói từ vụ này. 100 cây chôm chôm thì năm trước đã cho thu bói trên 50 triệu đồng. Còn ao cá thu 2 năm/lần với gần 100 triệu đồng. Hiện gia đình anh Bảy là gương điển hình về phát triển kinh tế trang trại tại địa phương.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.