Làm gì để ngăn học sinh bỏ học sau tết?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau kỳ nghỉ tết, tình trạng học sinh bỏ học là vấn đề thường xuyên diễn ra, nhất là đối với các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Học sinh Trường Dân tộc nội trú THCS Văn Chấn, Yên Bái.
Học sinh Trường Dân tộc nội trú THCS Văn Chấn, Yên Bái.
Năm nay theo qui định chung học sinh được nghỉ tết 9 ngày (từ 8.2 đến hết 16.2 ). Học sinh sẽ trở lại trường học tập ngày 17.2 (mùng 6 tết) nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt. Nguyên nhân học sinh bỏ học sau tết thì nhiều nhưng có thể tập trung vào các nguyên nhân sau.
Thứ nhất vì cha mẹ lo làm ăn mưu sinh quanh năm không có thời gian nhắc nhở, quan tâm, nên nhiều em học hành sa sút lực học yếu kém “học không vô” nảy sinh tâm lý chán nản, rồi bạn bè lôi kéo không muốn học tiếp nên bỏ học luôn. Cũng không ít trường hợp phụ huynh quan niệm không nhất thiết con phải học đến nơi đến chốn mà chỉ cần làm ra tiền là được!
Thứ hai một số em hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn, tết đến là gánh nặng của gia đình rồi qua tết đi học lại cần có tiền đóng các khoản của học kì II càng khó khăn hơn nên đành cho con bỏ học luôn sau tết. Một số em bỏ học thích đi làm để kiếm tiền tiêu xài hoặc phụ giúp gia đình. Cá biệt có trường hợp cha mẹ cho con ở nhà đi lấy chồng nhất là vùng ở miền núi dân tộc ít người.
Thứ ba là thầy cô nói chung và giáo viên làm công tác chủ nhiệm nói riêng vì quá nhiều công việc nên thời gian tìm hiểu hoàn cảnh cuộc sống các học sinh của mình chưa thật đầy đủ để có giải pháp ngăn học sinh bỏ học từ đầu, đến khi học sinh nghỉ học mới động viên, giúp đỡ thì đã muộn “mất bò mới lo làm chuồng”.
Để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học sau tết cần phải tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương, không chỉ động viên các em đến lớp mà phải xem xét đến từng điều kiện, hoàn cảnh của các em để có biện pháp hỗ trợ cụ thể về vật chất cũng như tinh thần giúp các em đến lớp.
Đối với những học sinh học yếu có nguy cơ bỏ học cần sớm giúp đỡ kịp thời, thầy cô nên tập hợp các em lại để phụ đạo xóa yếu cho các em ngay từ đầu năm học. Học sinh có hoàn cảnh khó khăn tổ tư vấn tâm lý học đường cần có kế hoạch giúp đỡ bằng việc kêu gọi các nhà hảo tâm đỡ đầu cho từng em “cặp lá yêu thương” “quỹ bạn nghèo”... Điều cần ghi nhớ thầy cô làm công tác tư vấn cần chủ động tìm đến các em đừng ngồi đợi các em đến để tư vấn.
Về mặt tinh thần, hàng tuần, tổ tư vấn nên mời những em có nguy cơ bỏ học đến để động viên, hỏi thăm và phối hợp với các đoàn thể như: Đoàn, Đội, Công đoàn có việc làm thiết thực để giúp các em kết hợp tốt với chính quyền địa phương động viên gia đình, giúp sức học sinh nghèo.
Mỗi học sinh có hoàn cảnh cuộc sống khác nhau thầy cô cần tìm hiểu cụ thể để giúp đỡ kịp thời nhất là trong dịp tết nếu được thầy cô nên dành ít thời gian đến thăm viếng chúc tết học sinh phụ huynh là việc làm thiết thực ý nghĩa góp phần ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học. 
Nguyễn Văn Lực (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cô Nguyễn Thị Thúy Nga-Giáo viên Trường Tiểu học Phan Chu Trinh hướng dẫn các em học bài. Ảnh: V.C

Điểm sáng về giáo dục học sinh toàn diện ở Phú Thiện

(GLO)- Lấy chất lượng học sinh làm thước đo hiệu quả giáo dục, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, trở thành điểm sáng trong đào tạo học sinh toàn diện và mũi nhọn tại địa phương.

Phụ cấp giáo viên: Một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề

Phụ cấp giáo viên: Một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) đề xuất xây dựng Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi đối với viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập. Trong đó, một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề để phù hợp hơn với mức độ phức tạp công việc.