Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 dự kiến 11 môn thi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thi tốt nghiệp THPT 2025 dự kiến 11 môn (bắt buộc - môn tự chọn) là Văn, Toán, Ngoại ngữ, Sử, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Thông tin trên được ông Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT nêu trong Hội nghị tổng kết công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2023 và triển khai nhiệm vụ thi năm 2024, sáng 20/9.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 hướng tới 3 mục đích. Thứ nhất, đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Thứ 2, lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và là một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở giáo dục phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.

Thứ 3, cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Ông Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng phát biểu sáng 20/9.
Ông Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng phát biểu sáng 20/9.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 dự kiến sẽ có 11 môn thi bắt buộc và môn tự chọn, gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Trong đó, Ngữ văn thi theo hình thức tự luận; các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm

Nội dung đề thi bám sát mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi theo hướng tăng cường đánh giá năng lực, phù hợp với quy định và lộ trình triển khai chương trình phổ thông mới.

Ngân hàng câu hỏi thi và đề thi cho tất cả các môn được xây dựng theo định hướng chú trọng đánh giá năng lực.

Đại diện Cục Quản lý chất lượng cũng cho biết, giai đoạn 2025 - 2030, Bộ GD&ĐT thống nhất phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 trên giấy, đồng thời tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin. Song song với đó, Bộ GD&ĐT từng bước triển khai thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính).

Giai đoạn sau 2030, phấn đấu để đến khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện để tổ chức thi trên máy tính sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.

Trước đó, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn yêu cầu công bố dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ 2025 trở đi, lấy ý kiến rộng rãi từ chuyên gia, các địa phương. Sau khi có ý kiến của 63 tỉnh thành bằng văn bản, Bộ GD&ĐT sẽ hoàn thiện phương án thi tốt nghiệp THPT 2025, báo cáo xin ý kiến thường trực Chính phủ trước khi công bố chính thức, hoàn thành trong tháng 9/2023.

Bộ trưởng cũng yêu cầu sớm thành lập ban chỉ đạo thực hiện phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp từ năm 2025 với các thành viên từ các đơn vị có liên quan, phân công công việc cụ thể để triển khai. Tiếp đó, xây dựng đề án và kế hoạch triển khai thực hiện phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo lộ trình từ nay đến năm 2030.

"Nghiên cứu, xây dựng định dạng câu hỏi thi phải phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trước mắt, tập trung chuẩn bị sớm lực lượng giáo viên ra đề thi (ưu tiên chọn giáo viên nhiều kinh nghiệm với chương trình giáo dục phổ thông mới)", Bộ trưởng chỉ đạo.

Có thể bạn quan tâm

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.