Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Triển lãm 70 bức tranh cổ động tuyên truyền tấm lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sáng 2-4, tại Quảng Trường 7/5, TP. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức khai mạc Triển lãm tranh cổ động toàn quốc tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Triển lãm giới thiệu 70 tác phẩm của các họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp trên toàn quốc, được tuyển chọn từ cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ do Cục Văn hóa cơ sở tổ chức.

Du khách tham quan tấm tranh cổ động. Ảnh: Nguyễn Hiền/Báo Điện Biên phủ Online

Du khách tham quan tấm tranh cổ động. Ảnh: Nguyễn Hiền/Báo Điện Biên phủ Online

Đây là một trong những hoạt động quy mô, có ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc, được tổ chức trên địa bàn 3 tỉnh là Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Điện Biên. Triển lãm được tổ chức không chỉ là dịp vinh danh Chiến thắng Điện Biên Phủ mà còn cổ động toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta tiếp tục ra sức thi đua, lập nên nhiều chiến công “Điện Biên Phủ” trong thời bình.

Phát biểu tại triển lãm, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) Nguyễn Quốc Huy nhấn mạnh, các tác phẩm trưng bày tại triển lãm thể hiện rõ nội dung tuyên truyền, đáp ứng yêu cầu về mỹ thuật. Thông qua ngôn ngữ, hình ảnh và màu sắc nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân về ý nghĩa, tầm vóc giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ; đồng thời khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Qua đây, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ; tôn vinh và tri ân sâu sắc tới các thế hệ người Việt Nam đã hy sinh xương máu và có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân ra sức phấn đấu, nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ chính trị; quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng.

Triển lãm 70 bức tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ diễn ra đến hết tháng 4-2024.

QUANG VĂN (theo: TTXVN/ĐBP)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

(GLO)- Nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình người Jrai ở xã Gào, TP. Pleiku đã tích cực gìn giữ các bộ cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ việc làm này, đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.
Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Phố núi mùa hoa

Phố núi mùa hoa

(GLO)- Đến với Pleiku vào những ngày đầu tháng 5, phố phường như khoác lên mình sự yêu kiều, dịu ngọt, không kém phần rực rỡ, nồng nàn của nhiều loài hoa đang cùng nhau khoe sắc.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
 Âm thanh mùa hạ

Âm thanh mùa hạ

(GLO)- Quê tôi có cụm từ “nắng de (ve) kêu” để chỉ cái nắng gay gắt khi vào hè. Do vậy, buổi trưa khi mặt trời đứng bóng cũng là lúc dàn đồng ca của lũ ve sầu đinh tai nhức óc ở hàng cây mù u hai bên đường làng cất lên.
Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.