Kút na: Biểu tượng độc đáo trong kiến trúc nhà mồ của người Chăm H’roi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa) là nơi tập trung đông người Chăm H’roi sinh sống với 185 hộ. Cận cư với người Jrai Mthur từ lâu nên các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân có những tương đồng nhất định, biểu hiện rõ nét nhất là qua kiến trúc và các biểu tượng trang trí ở nhà mồ, trong đó có kút na-chiếc cột được dựng riêng cho những người có công trong việc lập buôn.

Cũng như người Jrai Mthur, người Chăm H’roi ở Krông Pa quan niệm người chết không mất đi mà là sống ở một thế giới khác. Do đó, nhà mồ và lễ bỏ mả của người Chăm H’roi “là hoạt động đề cao sự bất diệt của cuộc sống con người” (theo “Nhà mồ và tượng mồ Giarai, Bơhnar” của tác giả Ngô Văn Doanh). Vì vậy, khi người thân mất đi, họ sẽ dựng nhà mồ và tổ chức lễ bỏ mả để thể hiện sự tôn trọng, lòng tiếc thương của người sống đối với người chết.

Nhà mồ của người Chăm H’roi cũng tương đồng với nhà mồ của người Jrai Mthur, là lối kiến trúc với những chi tiết chạm khắc, trang trí vô cùng độc đáo, đặc biệt là các cột kút, klao. Xưa kia, người Chăm H’roi ở buôn Ma Giai làm nhà mồ bằng gỗ và tre, mái lợp tranh. Ngày nay, hầu hết làm bằng bê tông, cốt thép, mái lợp tôn. Song, các chi tiết chạm khắc, các cột tượng, kút, klao nhiều nơi vẫn được làm bằng gỗ theo lối truyền thống.

Nhà mồ của người Chăm H’roi ở Krông Pa với cột kút na vươn cao. Ảnh: X.T

Nhà mồ của người Chăm H’roi ở Krông Pa với cột kút na vươn cao. Ảnh: X.T

Kiến trúc nhà mồ theo bình diện hình chữ nhật, hai đầu hồi được bố trí theo trục Đông-Tây, cửa được mở về hướng Tây, mái hình tam giác đổ xuống 2 bên theo hướng Bắc-Nam. Diềm mái được gắn một thanh gỗ xẻ hình răng cưa kéo dài theo trục dọc nhà mồ. Trên đường nóc nhà mồ thành gỗ được tạo hình chóp phủ xuống hai bên khoảng 20 cm trang trí các hoa văn hình học, ngôi sao 4 cánh, bông hoa 8 cánh. Đỉnh của đường nóc là một thanh gỗ dài đẽo hình răng cưa, sơn xen kẽ 2 màu trắng-đen kéo dài từ đầu hồi phía Đông đến đầu hồi phía Tây; mỗi đầu của thanh gỗ được điêu khắc biểu tượng ngọn rau dớn uốn cong. Hai đầu hồi được tạo hình chữ “V” với biểu tượng 2 ngọn rau dớn chéo nhau, vươn cao giữa trời xanh.

Xung quanh nhà mồ trang trí các cột tượng cao vượt đỉnh nóc. 4 cột klao được dựng ở 4 góc, không gắn liền với kết cấu chính của nhà mồ. Ở mỗi cột klao, phần chân cột không trang trí hoa văn, phần trên được trang trí biểu tượng 2 ngọn cây rau dớn như 2 cánh tay vươn xa đỡ lấy cụm họa tiết với biểu tượng nồi đồng, mặt trời ở phía trên. Xung quanh nhà mồ dựng nhiều cây nêu để buộc trâu hiến sinh trong lễ bỏ mả.

Nếu như đa phần nhà mồ của người Jrai Mthur, cột kút được dựng hoặc gắn ở vị trí giữa, trên đường nóc thì nhà mồ người Chăm H’roi, cột kút được dựng ở 2 đầu hồi. Cả 2 cột kút đều được đẽo từ những thân cây gỗ. Cột kút ở đầu hồi phía Tây cao khoảng 2 m, nửa phần dưới không trang trí hoa văn, nửa phần trên tô vẽ hoa văn với nhiều chủ đề khác nhau, trên cùng điêu khắc hình dáng chiếc nồi đồng biểu trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Đặc biệt, ở đầu hồi phía Đông có một cột kút cao vút được dựng lên làm toát lên vẻ uy nghi, hoành tráng của ngôi nhà mồ.

Cả người Chăm H’roi và người Jrai Mthur ở Krông Pa đều gọi cột kút này là “Kút na”-cột được dựng riêng cho những người có công trong việc lập buôn. Cột được đẽo từ một thân cây gỗ tròn có đường kính khoảng 20 cm, cao khoảng 7 m. Kút na được chia làm 2 phần, phần chân cột từ mặt đất đến ngang đỉnh nhà mồ không trang trí hoa văn, phần thứ 2 từ ngang đỉnh nhà mồ trở lên, đây là nơi tập trung nhiều chi tiết chạm khắc, tô vẽ sặc sỡ. Ở phần thứ 2, các họa tiết trang trí cũng lần lượt được bố trí theo từng chủ đề, tầng lớp nhất định.

Chi tiết chạm khắc ở hai đầu hồi tại nhà mả người Chăm H’roi ở Krông Pa. Ảnh: Xuân Toản

Chi tiết chạm khắc ở hai đầu hồi tại nhà mả người Chăm H’roi ở Krông Pa. Ảnh: Xuân Toản

Tầng thứ nhất bắt đầu bằng bệ đỡ hình tròn tượng trưng cho miệng của chiếc cối giã gạo, là biểu tượng cho sinh thực khí nữ được tô vẽ hình bông hoa 8 cánh và các đường thẳng chấm bi chia mặt phẳng bệ đỡ làm 4 phần cân đối ở 4 góc. Trên bệ đỡ là một chi tiết mang biểu tượng phồn thực đó là hình tượng “bắp chuối” thuôn dài như là chiếc chày, là biểu tượng sinh thực khí nam cắm thẳng vào bệ đỡ làm chúng ta liên tưởng đến biểu tượng Linga-Yoni trong văn hóa Champa. Cách bệ đỡ khoảng 60 cm có 2 cặp thanh ngang cắm vào 4 góc. Đầu của mỗi thanh ngang được tạo hình ngọn cây rau dớn và gắn thêm các tua rua, có nơi gắn hình các con chim. Chi tiết này được nhiều người giải thích tượng trưng cho cánh tay của thần (Tngan Yang). Biểu tượng hình “bắp chuối” thuôn dài kéo thẳng lên một đoạn rồi tiếp tục được ngắt ngang bằng 2 cặp thanh ngang thứ 2 cắm vào 4 góc cây cột. Toàn bộ phần “bắp chuối” được chạm khắc, tô vẽ nhiều họa tiết hình răng cưa, hình thoi, hình chấm bi…

Tầng thứ 2 được bắt đầu từ chỗ 2 cặp thanh ngang trở lên, tiếp nối bằng việc điêu khắc biểu tượng 4 bầu vú bao quanh. Biểu tượng này một lần nữa gợi chúng ta liên tưởng đến cách trang trí bầu vú phụ nữ trên bệ thờ ở các đền tháp Chăm, phản ánh tập tục thờ Mẫu-Nữ thần Xứ sở theo chế độ mẫu hệ của cư dân Champa. Phía trên là 4 ngọn rau dớn uốn cong xòe ra 4 hướng. Tiếp theo là biểu tượng của vầng trăng khuyết uốn cong biểu thị cho tính âm và trên cùng là được gắn một vòng tròn với điểm trung tâm được sơn màu đỏ, các tia tỏa ra xung quanh, chi tiết này được lý giải là biểu tượng cho mặt trời biểu thị cho tính dương.

Như vậy, kút na là nơi biểu hiện các giá trị thẩm mỹ, sự khéo léo của con người cũng như biểu thị vũ trụ quan, nhân sinh quan và quan niệm về tâm linh, tín ngưỡng của người Chăm H’roi và Jrai Mthur. Nó có nhiều điểm tương đồng với biểu tượng Homkar-một biểu tượng đặc biệt trong văn hóa Champa.

Từ bao đời nay, cột klao, kút vẫn tồn tại và giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người Chăm H’roi và người Jrai Mthur ở Krông Pa. Mặc dù kết cấu chính của ngôi nhà mồ ngày nay được xây dựng bằng chất liệu hiện đại, song những chi tiết trang trí kiến trúc truyền thống vẫn được bảo lưu và tiếp biến.

Có thể bạn quan tâm

Từ trái sang: 4 chị em người Bahnar Đinh Thị Hiền, Đinh Thị Hồng, Đinh Thị Hà, Đinh Thị Hương. Ảnh: M.C

Bốn chị em người Bahnar tâm huyết với văn hóa truyền thống

(GLO)- Cả 4 chị em gái trong một gia đình người Bahnar ở làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đều là thành viên nòng cốt của đội cồng chiêng nữ và câu lạc bộ dệt thổ cẩm của làng. Họ vừa là hạt nhân, vừa là chất xúc tác giúp cộng đồng giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa.

Tác giả bên khối đá có nguồn gốc từ phế tích Chăm An Phú tại nhà thờ Phú Thọ. Ảnh: X.H

Phế tích Chăm ở An Phú: Bí ẩn vẫn còn nằm trong lòng đất

(GLO)- Phế tích Chăm ở xã An Phú (TP. Pleiku) được Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh khai quật khảo cổ học vào năm 2023 và năm 2024. Kết quả khai quật đã phác thảo diện mạo của một đền tháp Chăm cổ, nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chờ được khám phá.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.