Krông Pa: Thoát nghèo nhờ biết cách làm ăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tập trung triển khai cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Nhờ đó, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã vươn lên thoát nghèo, thậm chí làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Từ năm 2011 đến nay, nhờ nguồn Quỹ “Vì người nghèo”, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Pa đã hỗ trợ gần 100 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo về chăn nuôi bò sinh sản, nuôi heo rừng lai, hỗ trợ phân bón, xây nhà “Đại đoàn kết”, hướng dẫn cách tổ chức sản xuất, chi tiêu hợp lý trong gia đình và buôn bán nhỏ lẻ với tổng số tiền hơn 590 triệu đồng. Đồng thời, MTTQ phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tổ chức trên 150 buổi tuyên truyền và hướng dẫn kinh nghiệm sản xuất với 16.200 lượt người tham dự.
Nhờ đó, nhiều hộ có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững. Nếu như năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chiếm hơn 50,3% thì đến cuối năm 2019 giảm xuống còn 15,53%. Trong đó, hơn 2.900 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo.
Bà Ksor H’Nun (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah) cho hay: "Nhờ được Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ phân bón để đầu tư trồng mì và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, gia đình tôi đã có thu nhập ổn định, xây được căn nhà khang trang. Đến nay, gia đình tôi đã thoát nghèo”. 
Trước đây, hộ anh Nay Ngun (buôn Jú, xã Krông Năng) thuộc diện hộ nghèo. Năm 2018, gia đình anh được Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ 1 bò sinh sản. Anh cho biết: “Nhờ sự hỗ trợ của huyện và tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn cách tiết kiệm chi tiêu nên gia đình tôi có cuộc sống ổn định hơn. Năm 2019, gia đình tôi đã thoát nghèo”.    
Người dân huyện Krông Pa thu hoạch mì. Ảnh: Lê Nam
Người dân huyện Krông Pa thu hoạch mì. Ảnh: Lê Nam
Bà Rô Ô Lễ-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện-cho biết: Hưởng ứng cuộc vận động, Hội đã lồng ghép triển khai một số phong trào như: “Phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm 5-10 triệu đồng”, “Nói không với tín dụng đen”, “Câu lạc bộ Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”... Đồng thời, Hội hướng dẫn các xã, thị trấn duy trì các loại hình tiết kiệm, xây dựng quỹ được 379 triệu đồng và đã giúp 102 hội viên, phụ nữ vay vốn. Đồng thời, Hội cũng duy trì 45 tổ vay vốn xoay vòng với số tiền hơn 1 tỷ đồng cho 217 phụ nữ vay để đầu tư sản xuất. 
“Bằng những việc làm cụ thể, Hội đã giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số biết thực hành tiết kiệm để thoát nghèo. Với số tiền tiết kiệm ban đầu, chị em có điều kiện để chăm lo cho con em mình học tập, mua các vật dụng thiết yếu trong nhà hoặc tái đầu tư phát triển kinh tế nhằm tăng thu nhập cho gia đình”-bà Lễ cho biết thêm.
Trao đổi với P.V, ông Ksor Ngak-Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện-thông tin: Thông qua cuộc vận động, đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động. Họ cơ bản đã thay đổi được nếp nghĩ, cách làm, biết áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, biết đầu tư phân bón và đưa cây-con giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; biết tiết kiệm, chi tiêu hợp lý để có tích lũy tái đầu tư sản xuất. 
“Để cuộc vận động đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa và mang lại hiệu quả thiết thực, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện sẽ phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội và các ban ngành liên quan tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ bà con, nhất là các hộ nghèo, cận nghèo thay đổi phương thức làm ăn, chi tiêu hợp lý để vươn lên thoát nghèo; từng bước thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện”-ông Ngak nhấn mạnh.
LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.