Krông Pa: Cây trồng chủ lực thiệt hại do thời tiết thất thường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Diễn biến thời tiết thất thường trong thời gian qua đã làm nhiều diện tích cây thuốc lá và điều tại huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) bị thiệt hại nặng. Người dân trong huyện đang khẩn trương thu hoạch diện tích thuốc lá bị ảnh hưởng do mưa để mong vớt vát được phần nào; còn với người trồng điều thì coi như mất mùa, thua lỗ.

Thiệt hại nặng nề

Một tuần sau trận mưa lớn kéo dài, nhiều diện tích thuốc lá tại huyện Krông Pa bắt đầu úa vàng, héo rũ rồi chết khiến người dân đứng ngồi không yên. Nhìn 2,5 ha thuốc lá của gia đình đang héo úa vì úng nước, chị Tạ Thị Thao (thôn Thanh Bình, xã Uar) buồn rầu nói: Không ngờ mùa này, mưa lại triền miên như vậy. Diện tích thuốc lá của gia đình mới sấy được 2-3 lò, hiện bắt đầu hái đến lá giữa. Bây giờ bị úng nước, cây héo hết, thu hoạch không kịp vì lò sấy có hạn mà bỏ trên ruộng thì xót của. “Giá thuốc lá đang ở mức 55.000 đồng/kg, những tưởng vụ này dư giả chút đỉnh. Nhưng giờ thì thất bại thật rồi, lỗ ít nhất gần trăm triệu đồng, không biết lấy tiền đâu để thanh toán tiền công, trả nợ vật tư”-chị Thao rầu rĩ.

Toàn bộ 2,5 ha thuốc lá của gia đình chị Tạ Thị Thao (thôn Thanh Bình, xã Uar) bị vàng úa vì úng nước. Ảnh: Vũ Chi
Toàn bộ 2,5 ha cây thuốc lá của gia đình chị Tạ Thị Thao (thôn Thanh Bình, xã Uar) bị vàng úa vì úng nước. Ảnh: Vũ Chi


Tại cánh đồng xã Phú Cần, người dân đang hối hả thu hoạch cây thuốc lá. Chị Nguyễn Thị Thảo (buôn Bluk) cho biết, gia đình chị làm thuốc lá đã hơn 20 năm nhưng chưa bao giờ gặp mưa lớn kéo dài giữa vụ như năm nay. Mặc dù đã thu được 4 lò nhưng vụ thuốc lá này, gia đình cầm chắc lỗ. Năm nay, giá thuốc lá không tăng nhưng chi phí phân bón, nhân công đều tăng. Nếu thuốc đẹp, công thu hoạch chỉ mất 1 ngày là đủ 1 lò nhưng khi cây thuốc lá héo, thời gian hái và ghim tăng lên 2-3 ngày, trong khi đó thuốc lại nhẹ đi rất nhiều. "Năm nay, nhờ dùng lò sấy chạy bằng điện nên khi tăng nhiệt độ, thời gian sấy giảm khoảng 2 ngày so với lò sấy truyền thống nhưng vẫn không thu hoạch kịp những diện tích thuốc lá bị thiệt hại. Vì thế, nhiều lá thuốc bị khô, có sấy cũng bán chẳng được bao nhiêu do thuốc lá bị mất màu, chất lượng kém. Có nhà phơi khô bán thuốc lá nâu, chấp nhận giá giảm một nửa"-chị Thảo nói.

Cùng với thuốc lá, hơn 3.500 ha điều của người dân trong huyện Krông Pa đang thời kỳ ra hoa, đậu quả cũng bị thiệt hại khi phần lớn hoa đã chuyển sang màu đen sậm, thối và bắt đầu rụng. Đứng trước vườn điều 2 ha hơn 30 năm tuổi của gia đình, chị Đinh Thị Tươi (thôn An Bình, xã Uar) xót xa nói: "Mưa lớn kéo dài kèm theo gió giật mạnh đã làm một số cây điều bị gãy đổ. Đang trong thời kỳ ra hoa gặp mưa lớn nên hoa rụng hết phấn, bết lại, quả non thối và rụng như trút. Dự kiến, khoảng 1 tháng nữa diện tích điều sẽ cho thu hoạch, nhưng với tình hình này, năng suất sẽ giảm 70-80%; mất mùa, thua lỗ là chắc chắn rồi".

Khẩn trương khắc phục thiệt hại 

Ông Nguyễn Đức Nguyên-Chủ tịch UBND xã Uar-cho biết: Toàn xã có khoảng 1.100 ha điều và 235 ha cây thuốc lá. Đây là 2 cây trồng chủ lực, mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân. Tuy nhiên, do mưa lớn đúng thời điểm điều ra hoa nên tỷ lệ đậu quả rất ít, hoa thối và quả non rụng nhiều. Đối với cây thuốc lá, những chân ruộng trũng bị thiệt hại nặng, các hộ dân đang khẩn trương thu hoạch nhằm giảm bớt thiệt hại. Ủy ban nhân dân xã cũng đã thành lập tổ kiểm tra, lập danh sách, thống kê thiệt hại gửi về Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện để có phương án hỗ trợ bà con.

Mưa lớn đã làm phần lớn hoa điều rụng phấn, chuyển màu đen sậm và rụng như trút. Ảnh: Vũ Chi
Mưa lớn đã khiến phần lớn hoa điều rụng phấn, chuyển màu đen sậm và rụng như trút. Ảnh: Vũ Chi


Trao đổi với P.V, ông Đinh Xuân Duyên-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa-cho biết: Cuối tháng 3, đầu tháng 4 vừa qua, trên địa bàn huyện xảy ra mưa lớn và kéo dài khiến một số cây trồng bị thiệt hại, trong đó nặng nhất là cây điều và thuốc lá. Nếu như diện tích điều bị thiệt hại phần lớn ở 3 xã Ia Rsươm, Uar, Chư Rcăm thì cây thuốc lá thiệt hại trên diện rộng, chủ yếu tại xã Phú Cần, Uar, Chư Rcăm, Chư Ngọc… Vụ Đông Xuân 2021-2022, toàn huyện có hơn 2.000 ha cây thuốc lá, hầu hết diện tích mới thu hoạch được 1/2 sản lượng.

Ông Duyên cho biết thêm, đất ở Krông Pa chủ yếu là đất cát, trong khi đó, thuốc lá được trồng chủ yếu ven sông, suối, nơi có diện tích đất bằng phẳng để tránh thoát nước. Vì vậy, khi mưa lớn kéo dài, nước không thoát kịp dẫn đến cây bị úng, vàng lá, héo rũ và chết dần, lượng nicotine mất đi nên thuốc giảm năng suất, chuyển màu, chất lượng kém. Bình quân 1 lò sấy được từ 8 tạ đến 1 tấn thuốc thì nay chỉ còn khoảng 4-5 tạ, màu thuốc cũng như chất lượng giảm nên chắc chắn giá cả sẽ giảm theo.

“Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện khuyến cáo người dân khẩn trương thu hoạch để giảm bớt thiệt hại. Vì lò sấy có hạn nên bà con tranh thủ ghim sẵn, chờ thuốc chín đưa vào sấy hoặc phơi khô bán thuốc lá nâu. Hiện các địa phương đang thống kê thiệt hại; tuy nhiên việc đề xuất hỗ trợ đang gặp khó vì cây thuốc lá thuộc quản lý của Bộ Công thương và không nằm trong danh mục cây trồng được hỗ trợ khi bị thiệt hại bởi thiên tai theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9-1-2017 của Chính phủ”-ông Duyên thông tin.

VŨ CHI

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.