Krông Pa bảo tồn văn hóa truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phải rất nhiều lần đến với Krông Pa (Gia Lai), tôi mới tự mình trả lời được câu hỏi: Vì sao vùng đất bên bờ sông Ba này có sức quyến rũ đặc biệt? Có lẽ bởi những di sản văn hóa nơi đây luôn được trân quý và gìn giữ có chọn lọc.
1. Người Jrai-chủ nhân lâu đời sinh sống ở khu vực hạ lưu sông Ba hiện nay vẫn còn giữ được những ngôi nhà dài “như một tiếng chiêng”. Kiến trúc nhà ở đặc trưng hiện diện ở khắp nơi ngay lập tức thu hút khách phương xa, hé mở những điều thú vị quanh bếp lửa trong mái nhà dài. Các giá trị văn hóa bản địa không chỉ nằm ở kiến trúc nhà ở, mà còn ở ẩm thực, hệ thống lễ hội, nghề truyền thống còn lưu giữ, ở những “báu vật nhân văn sống” đang lặng lẽ trao truyền di sản cha ông cho các thế hệ…
Những giá trị ấy không ngẫu nhiên có được nếu không có sự nỗ lực trong công cuộc bảo tồn, phát huy. Ông Phùng Anh Kiểm, Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện, cho biết: Theo thống kê, toàn huyện còn lưu giữ hơn 550 bộ chiêng các loại. Tuy không nằm trong danh sách những địa phương có nhiều cồng chiêng của tỉnh, nhưng cồng chiêng Krông Pa vẫn có đời sống phong phú, rực rỡ gắn liền với sinh hoạt văn hóa của con người. “Công tác bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa được quan tâm, chú trọng bằng nhiều việc làm cụ thể. Điển hình là việc tổ chức liên hoan cồng chiêng trong thanh-thiếu niên, cồng chiêng giữa các làng xã hàng năm; đây cũng là dịp để ngành Văn hóa đánh giá thực trạng, đời sống của cồng chiêng để có kế hoạch bảo tồn, phát huy di sản một cách kịp thời. Đồng thời, ngành Văn hóa còn quan tâm, khuyến khích người dân gìn giữ lễ hội, lễ thức trong cuộc sống hàng ngày; khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, ủ rượu cần, đan lát, tạc tượng… Nâng cao ý thức, lòng tự hào trong việc gìn giữ di sản của cha ông là yếu tố quyết định sự bền vững của công tác này”-ông Kiểm chia sẻ.
 Dấu ấn văn hóa bản địa của vùng đất hạ lưu sông Ba thể hiện đậm đặc ở kiến trúc nhà ở. Ảnh: N.B
Dấu ấn văn hóa bản địa của vùng đất hạ lưu sông Ba thể hiện đậm đặc ở kiến trúc nhà ở. Ảnh: N.B
Kết quả kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện cho thấy có 5 loại hình di sản đang tồn tại và được lưu giữ trong nhân dân gồm: nghệ thuật trình diễn dân gian, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống, ngữ văn dân gian, tri thức dân gian với tổng cộng 56 hồ sơ hiện được ngành Văn hóa lưu giữ. Đây là cơ sở để đánh giá hiện trạng di sản, đồng thời có chiến lược gìn giữ, phát huy giá trị. Vùng đất Krông Pa cũng được biết đến bởi có những nghệ nhân tài hoa, có người tên tuổi được cả nước biết tiếng như nghệ nhân chỉnh chiêng Nay Phai… Ông cùng với nghệ nhân Rơ Ô Bhung là 2 “báu vật nhân văn sống” của huyện được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú đợt 1-2015 (toàn tỉnh có 15 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu cao quý này). Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện đánh giá: “Những nghệ nhân dân gian này có đóng góp rất lớn trong công tác bảo tồn, gìn giữ giá trị di sản một cách thầm lặng, vô tư, lặng lẽ trao truyền vốn quý cha ông để lại cho các thế hệ trẻ dù gặp nhiều khó khăn, thách thức. Cùng với đội ngũ nghệ nhân, những “báu vật” này góp phần làm nên bản sắc văn hóa phong phú, đặc sắc của vùng đất hạ lưu sông Ba”.
2. Là vùng đệm giữa các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ với Tây Nguyên nên Krông Pa có đặc điểm khá đặc biệt về địa hình, thủy văn, thổ nhưỡng. Nơi đây hội tụ các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Jrai hạ sông Ba như các lễ hội truyền thống (bỏ mả, cúng bến nước, mừng thọ, ăn lúa mới…), trang phục, ẩm thực, nhạc cụ, thể thao...
Đặc biệt, hiếm có vùng đất nào mà văn hóa ẩm thực bản địa lại được quảng bá rộng rãi, xây dựng thành thương hiệu như nơi này. Có vô số món ngon để đời được sinh ra từ chính sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Có thể kể đến món thịt bò một nắng muối kiến vàng đã có trên nhiều kệ hàng đặc sản Tây Nguyên khắp cả nước, món gié đắng vào thực đơn các nhà hàng hay các món cá hạ lưu sông Ba... Tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7-2019, thịt bò một nắng đã có mặt trong gian trưng bày đặc sản Tây Nguyên tại Khu Du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng Ko Tam. Không riêng sự kiện này, trong nhiều sự kiện văn hóa, ẩm thực Krông Pa đã góp phần khẳng định một phần di sản cha ông để lại đã và đang được phát huy, quảng bá rộng rãi.
HOÀNG NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.