Kông Chro ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) ưu tiên nguồn lực từ những chương trình, dự án để đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Anh Đinh Lech (làng Quel, xã Sró, huyện Kông Chro) kể: Sau khi lập gia đình ra ở riêng, vợ chồng anh ở trong căn nhà cũ hơn 20m2 của bố mẹ. Nhiều năm sử dụng, căn nhà bị hư hỏng nặng. Cuối năm 2023, huyện hỗ trợ gia đình 44 triệu đồng; xã tạo điều kiện để anh vay 40 triệu đồng của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, bà con làng xóm giúp hơn 200 ngày công để xây dựng căn nhà sàn 100m2. Có chỗ ở ổn định, vợ chồng anh chăm lo phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

“Tôi cùng nhiều hộ mới thoát nghèo còn được tham gia các lớp đào tạo nghề; lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi do xã phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện tổ chức. Từ những kiến thức học hỏi và được công chức xã tận tình hướng dẫn, tôi đã chuyển đổi 2 ha cây trồng kém hiệu quả sang trồng mía, đậu, bắp và gieo cấy 9 sào lúa nước bằng những giống lúa mới, hứa hẹn những vụ mùa bội thu, đời sống no ấm hơn”-anh Lech phấn chấn nói.

Anh Đinh Lech (bìa trái ở làng Quel, xã Sró, huyện Kông Chro) chia sẻ niềm vui được huyện hỗ trợ kinh phí xây nhà ở khang trang. Ảnh: Ngọc Minh

Anh Đinh Lech (bìa trái ở làng Quel, xã Sró, huyện Kông Chro) chia sẻ niềm vui được huyện hỗ trợ kinh phí xây nhà ở khang trang. Ảnh: Ngọc Minh

Chủ tịch UBND xã Sró Nguyễn Trọng Bảo-cho biết: “Sró có 3 thôn và 5 làng; người Bahnar chiếm phần lớn dân số ở xã. Từ năm 2022 đến nay, bằng nguồn vốn hơn 20 tỷ đồng của các chương trình mục tiêu quốc gia, xã đã đầu tư xây dựng, sửa chữa đường giao thông nông thôn, hỗ trợ sinh kế, đầu tư hạ tầng thiết yếu khác phục vụ sản xuất và đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), góp phần xóa đói giảm nghèo, giúp địa phương hoàn thành một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM). Đến nay, xã đã đạt 13/19 tiêu chí NTM và dự kiến xây dựng làng Quel thành làng NTM theo Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh””.

Được quan tâm đầu tư, vùng đồng bào dân tộc xã Sró, huyện Kông Chro ngày càng khởi sắc. Ảnh: Ngọc Minh

Được quan tâm đầu tư, vùng đồng bào dân tộc xã Sró, huyện Kông Chro ngày càng khởi sắc. Ảnh: Ngọc Minh

Ông Đỗ Hà Quang-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện chia sẻ: “Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, phòng phối hợp với các xã, thị trấn rà soát, triển khai hỗ trợ phát triển sản xuất, cấp bò sinh sản cho 312 lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vùng đồng bào DTTS với tổng kinh phí hơn 13,6 tỷ đồng; hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xây dựng, sửa chữa 649 căn nhà với tổng số tiền 25,498 tỷ đồng; giúp hộ nghèo, cận nghèo ổn định chỗ ở, phát triển kinh tế. Đến cuối năm 2023, toàn huyện còn 4.336 hộ nghèo, giảm 1.406 hộ so với năm 2019; trong đó hộ nghèo đồng bào DTTS là 4.186 hộ, giảm 1.307 hộ so với năm 2021”.

Hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kông Chro được hỗ trợ bò, tạo thêm sinh kế để vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Ngọc Minh

Hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kông Chro được hỗ trợ bò, tạo thêm sinh kế để vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Ngọc Minh

Phó Chủ tịch UBND huyện Kông Chro Đinh Văn Súy cho biết: Người DTTS chiếm 74,35% dân số toàn huyện với 18 dân tộc anh em sinh sống thuận hòa. Giai đoạn 2019-2024, địa phương đã tiếp nhận 1.440 tỷ đồng để triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án phát triển kinh tế-xã hội thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình xây dựng NTM. Kết quả xây dựng NTM tại 13 xã đạt 11,54 tiêu chí/xã; 13/13 xã đạt chuẩn tiêu chí nhà ở dân cư, không còn nhà tạm dột nát; 100% xã đạt tiêu chí về giao thông, đường thôn, làng được cứng hóa, đường trục chính nội đồng được nâng cấp thường xuyên tạo điều kiện để người dân đi lại, vận chuyển nông sản thuận tiện.

Từ các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt đã giúp nông dân huyện Kông Chro có thêm kiến thức phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Ảnh: Ngọc Minh

Từ các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt đã giúp nông dân huyện Kông Chro có thêm kiến thức phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Ảnh: Ngọc Minh

Cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, huyện chỉ đạo các phòng, ban chức năng phối hợp với các xã mở lớp đào tạo nghề cho 8.255 lượt lao động nông thôn; tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, cải thiện thu nhập của người dân. Hiện thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 33,08 triệu đồng/năm.

Bên cạnh đó, công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, nhất là Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, các lễ hội truyền thống được quan tâm đúng mức. Các di tích lịch sử trên địa bàn được đầu tư, tôn tạo. Đời sống vật chất, tinh thần người dân vùng đồng bào các DTTS được nâng lên rõ rệt.

Đường làng ngõ xóm vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Kông Chro được bê tông hóa sạch-đẹp. Ảnh: Ngọc Minh

Đường làng ngõ xóm vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Kông Chro được bê tông hóa sạch-đẹp. Ảnh: Ngọc Minh

Phó Chủ tịch UBND huyện Kông Chro thông tin: “Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách, dự án, tín dụng hỗ trợ cho người nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; huy động các nguồn lực đầu tư trọng tâm vào kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội theo đặc điểm vùng và phát huy nội lực vùng đồng bào DTTS để chung tay phát triển toàn diện, nâng cao đời sống của bà con. Thực hiện tốt hơn chính sách về dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó ưu tiên lao động là người dân tộc. Tiếp tục quan tâm đầu tư cho vùng đồng bào các DTTS; giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đảm bảo ổn định an ninh quốc phòng làm nền tảng cho phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển”.

Có thể bạn quan tâm

Khơi thông “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế-xã hội

Khơi thông “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế-xã hội

(GLO)- Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 10-12, kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII tiến hành thảo luận tổ. Các đại biểu đã chia thành 5 tổ, tập trung phân tích, thảo luận những những tồn tại, hạn chế nhằm khơi thông “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế-xã hội.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Ayun Pa tổ chức bàn giao nhà Đại đoàn kết cho gia đình chị Nay H'Nỡi (thứ 7 từ trái sang, buôn Hiao, xã Chư Băh). Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa lan tỏa tinh thần tương thân tương ái từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo”

(GLO)- Phát huy truyền thống tương thân tương ái, thị xã Ayun Pa, Gia Lai đã vận động người dân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đóng góp Quỹ “Vì người nghèo”. Nhiều ngôi nhà “Đại đoàn kết” được xây dựng, hàng trăm gia đình được giúp đỡ, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu trụ sở Tỉnh ủy. Ảnh: Đăng Vũ

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đại hội Đảng các cấp

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị giao ban trực tuyến các cơ quan khối Đảng tỉnh và các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy diễn ra vào chiều 4-12.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: P.D

Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

(GLO)- Sáng 3-12, tại trụ sở Tỉnh ủy Gia Lai, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương đã chủ trì hội nghị giao ban khối MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý IV-2024, định hướng nhiệm vụ công tác trọng tâm quý I-2025.