Kông Chro tổ chức Hội thi Nét đẹp văn hóa trong gia đình người Bahnar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhân kỷ niệm 21 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2022), sáng 27-6, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Hội thi Nét đẹp văn hóa trong gia đình người Bahnar.

 Ban tổ chức trao giải nhất cho đội xã Đak Pơ Pho. Ảnh: Phương Liên
Ban tổ chức trao giải nhất cho xã Đak Pơ Pho. Ảnh: Phương Liên

Tham gia hội thi có 13 đội với 26 thí sinh là các cặp vợ chồng đến từ Hội Liên hiệp phụ nữ các xã, thị trấn trong huyện. Trong 90 phút, người chồng đan lát các sản phẩm đặc trưng như gùi, rổ; người vợ trình diễn kỹ thuật dệt, tạo hoa văn trên tấm thổ cẩm đã chuẩn bị, thể hiện vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Kết thúc hội thi, Ban tổ chức trao 1 giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải ba và 9 giải khuyến khích cho các đội tham gia. Trong đó giải nhất thuộc về xã Đak Pơ Pho.

Hội thi góp phần tuyên truyền sâu rộng trong các gia đình hội viên phụ nữ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người Bahnar; đồng thời tạo không gian cho các gia đình hội viên phụ nữ gặp gỡ, giao lưu văn hóa, góp phần gìn giữ một số di sản văn hóa tiêu biểu đã và đang có nguy cơ mai một.

 

PHƯƠNG LIÊN

 

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.