Kông Chro nỗ lực kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đến cuối năm 2022, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) còn 5.033 hộ nghèo, giảm 709 hộ so với năm 2021.

Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, đầu tháng 12-2022, 71 hộ ở xã An Trung đã vươn lên thoát nghèo. Anh Đinh Kênh (làng Brò) cho biết: 10 năm trước, vợ chồng anh ra ở riêng. Vừa nuôi con nhỏ thường xuyên đau ốm, mẹ già bệnh tật nằm một chỗ nên cuộc sống gia đình vô cùng khó khăn. Được xã tạo điều kiện, anh Kênh đã vay 30 triệu đồng của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để mua giống cây trồng, vật nuôi. Nhờ tích cực học hỏi kinh nghiệm và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sau mỗi vụ thu hoạch, anh trả bớt tiền vay, có vốn tái đầu tư, phát triển sản xuất.

 Nhờ tích cực lao động sản xuất, gia đình anh Đinh Kênh (bìa phải, làng Brò, xã An Trung, huyện Kông Chro) đã vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Ngọc Minh
Nhờ tích cực lao động sản xuất, gia đình anh Đinh Kênh (bìa phải, làng Brò, xã An Trung, huyện Kông Chro) đã vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Ngọc Minh



“Đến năm 2019, tôi trả hết nợ và mua được 1 chiếc máy cày phục vụ sản xuất và làm thuê kiếm thêm thu nhập. Hiện gia đình có 4 ha mía, mì, lúa nước và 1 ha chuyên trồng cỏ, duy trì đàn bò 9 con và 5 con dê. Thu nhập hàng năm của gia đình hơn 150 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí”-anh Kênh chia sẻ.

Những năm qua, xã An Trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Địa phương cũng tranh thủ các nguồn lực để trao sinh kế, xóa nhà tạm cho hộ nghèo, đồng thời triển khai nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả. Phó Chủ tịch UBND xã Đinh Văn Long cho hay: “Bên cạnh đó, xã thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách an sinh xã hội giúp cho người nghèo giảm bớt khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Hiện nay, toàn xã còn 353 hộ nghèo, giảm 72 hộ so với năm 2021”.

Cùng với thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo, hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo, xã Yang Trung còn tiến hành rà soát hoàn cảnh cụ thể từng hộ để có giải pháp hỗ trợ kịp thời, giúp hộ nghèo vượt qua khó khăn. Bà Đặng Thị Phương Đông-Phó Chủ tịch UBND xã-cho hay: “Phần lớn hộ nghèo là người dân tộc thiểu số. Do đó, ngay từ đầu năm 2022, xã xây dựng kế hoạch với những giải pháp hỗ trợ hộ nghèo một cách phù hợp. Đến cuối năm 2022, toàn xã còn 111 hộ nghèo, giảm 5,42% so với cuối năm 2021”.

Song song với sự nỗ lực của người dân, từ đầu năm đến nay, huyện đã kịp thời thực hiện các chính sách giảm nghèo. Toàn huyện có 3.408 người nghèo, 2.289 người cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 11 hộ nghèo khó khăn về nhà ở được hỗ trợ xây nhà với định mức 50 triệu đồng/căn. Bên cạnh đó, trong năm, huyện đã giải quyết việc làm cho 694 người và mở 5 lớp đào tạo nghề cho 165 học viên. Ngoài ra, đến nay, toàn huyện có 2.184 hộ nghèo vay vốn với tổng dư nợ 66 tỷ đồng; 843 hộ cận nghèo vay vốn với tổng số dư nợ 29 tỷ đồng. Từ đó đã tạo động lực giúp nhiều hộ nghèo vươn lên. Đến cuối năm 2022, toàn huyện còn 5.033 hộ nghèo, chiếm 39,69% dân số, giảm 709 hộ so với năm 2021; còn 1.919 hộ cận nghèo, chiếm 15,13% dân số.  

Trao đổi với P.V, ông Đinh Văn Súy-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: “Thời gian tới, các phòng, ban, ngành, Mặt trận và đoàn thể của huyện, UBND các xã, thị trấn tích cực tuyên truyền, phổ biến tiêu chí nghèo, chính sách giảm nghèo; tổ chức, hướng dẫn cách làm ăn, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên, hạn chế đến mức thấp nhất tư tưởng trông chờ, ỷ lại của một bộ phận người nghèo, người dân tộc thiểu số; ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ mới thoát nghèo và hộ nghèo dân tộc thiểu số. Đồng thời, các ngành và các xã, thị trấn tích cực thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội để tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện”.

 

 NGỌC MINH
 

Có thể bạn quan tâm

Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.
Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.
Bánh tráng: Món ăn dân dã

Bánh tráng: Món ăn dân dã

(GLO)- Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có vài ràng bánh tráng gạo dự trữ trong nhà. Đó là món bánh tiện dụng, dễ dùng, chỉ cần nhúng qua nước sạch để một lát là có ngay một thức ăn nhanh, ngon. Bánh tráng ăn thay cơm hoặc nướng lên ăn cho vui khi lai rai vài chén cùng bạn bè.
Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.