Kon Tum: Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, xử lý kịp thời bệnh tay chân miệng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum vừa có văn bản số 1791/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng khi số ca mắc tại tỉnh tăng cao so với cùng kỳ năm 2022.

Từ đầu năm đến nay, ngành Y tế tỉnh Kon Tum ghi nhận 23 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 18 ca so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, huyện Kon Plông là địa phương có số ca mắc nhiều nhất với 17 trường hợp, các ca mắc bệnh còn lại rải rác tại các huyện Đăk Tô, Ngọc Hồi, Đăk Glei, Tu Mơ Rông và thành phố Kon Tum.

Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở, ban ngành, địa phương theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh; lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên để xác định tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, củng cố lại Đội đáp ứng nhanh (RRT) các tuyến nhằm kịp thời điều tra, xác minh, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới khi cần thiết.

Sở Y tế cần tổ chức tốt phân tuyến điều trị, phân luồng khám bệnh, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân; đặc biệt lưu ý các ca bệnh nặng nhằm hạn chế thấp nhất tử vong; thực hiện tốt phòng lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế. Cùng với việc tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân về cách phòng bệnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum cũng yêu cầu Sở Y tế đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân và phòng, chống dịch bệnh trong mọi tình huống.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp với ngành Y tế triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng; đặc biệt tập trung vào các khu vực có số mắc cao, có nguy cơ bùng phát dịch. Đồng thời, vận động các đơn vị, đoàn thể, đặc biệt các lực lượng cán bộ tại các tổ dân phố, thôn, làng tham gia các hoạt động phòng, chống dịch, hướng dẫn các biện pháp tới tận các hộ gia đình để người dân chủ động tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước ghi nhận gần 9.000 ca mắc tay chân miệng, trong đó có 3 trường hợp tử vong. Số ca bệnh mắc tay chân miệng có xu hướng tăng nhanh trong các tuần gần đây, đồng thời, đã ghi nhận sự xuất hiện của vi rút Enterovirus (EV71) có khả năng gây bệnh nặng ở một số trường hợp mắc bệnh. Vì vậy, người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum cần chú ý, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.