Kiểm tra việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh xăng dầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 2695/UBND-KTTH về việc phối hợp chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về hóa đơn điện tử từng lần bán hàng đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Theo đó, UBND tỉnh giao các sở, ban, ngành, địa phương liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với Cục Thuế tỉnh và cơ quan thuế các cấp thành lập các đoàn/tổ kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất việc chấp hành quy định về kinh doanh xăng dầu, quy định về quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử từng lần bán hàng tại từng doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn theo đúng quy định. Trường hợp phát hiện các cửa hàng, doanh nghiệp cố tình vi phạm quy định phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng, đề nghị xem xét thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu và công khai thông tin về doanh nghiệp, cửa hàng vi phạm về hóa đơn điện tử theo quy định. Tổ chức quản lý, giám sát lượng xăng dầu hợp pháp bán ra trên địa bàn đảm bảo thu đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh chống các hoạt động mua bán trái phép, gian lận tiền thuế.

1.jpg
UBND tỉnh giao các sở, ngành, địa phương thành lập các đoàn/tổ kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra việc chấp hành quy định về kinh doanh xăng dầu. Ảnh: Sơn Ca

Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Thuế tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu để tham mưu UBND tỉnh xây dựng cơ chế phân bổ số tiền thuế bảo vệ môi trường từ xăng, dầu cho ngân sách địa phương.

Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo, đài tại địa phương phối hợp với cơ quan thuế đẩy mạnh tuyên truyền đến người tiêu dùng, các đơn vị kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn hiểu rõ để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, quy định về xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác quản lý thuế. Thực hiện tuyên truyền, thông tin đến người tiêu dùng, người dân về hành vi gian lận tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu như: bơm “nối số”, gian lận đo lường khi bán xăng, dầu để người dân biết, lưu ý khi mua xăng dầu cần giám sát, yêu cầu nhân viên bán hàng phải trả màn hình hiển thị kết quả đo lường về số 0, góp phần chống gian lận, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Cục Thuế tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn chuyển đổi áp dụng giải pháp kết nối dữ liệu tự động để phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng, hạn chế tối đa sự tác động của con người góp phần chống gian lận trong hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Có thể bạn quan tâm

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

(GLO)- Cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong 15 ngày đầu tháng 4-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 31.224 tấn cao su các loại, trị giá 62 triệu USD (giảm 22,2% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024); trong khi giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%.

Ưu tiên nguồn lực để phát triển kinh tế xanh

Ưu tiên nguồn lực để phát triển kinh tế xanh

(GLO)- Lời Tòa soạn: Những năm gần đây, Gia Lai chú trọng triển khai các giải pháp phát triển kinh tế xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Để làm rõ hơn về định hướng, mục tiêu của tỉnh, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).