Khởi sắc Tơ Tung-Quê hương Anh hùng Núp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống với hơn 1.300 hộ/6.000 khẩu, trong đó có hơn 40% dân số là người Bahnar. Nếu năm 2018, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 26 triệu đồng thì năm 2019 đạt hơn 31 triệu đồng và dự kiến năm 2020 đạt 35 triệu đồng. Hiện 10/10 thôn, làng đã được công nhận làng văn hóa, hơn 90% số hộ đạt gia đình văn hóa. 
Nhà lưu niệm Anh hùng Núp (làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang). Ảnh: Hoàng Cư
Nhà lưu niệm Anh hùng Núp (làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang). Ảnh: Hoàng Cư
Ông Hoàng Văn Luân-Phó Chủ tịch UBND xã-cho biết: "Đến nay, xã đã hoàn thành 18/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Hiện tại, xã đang tích cực tổ chức rà soát tiêu chí thu nhập bình quân đầu người trong năm 2020 để hoàn tất hồ sơ trình UBND tỉnh xem xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2020".
Dạo quanh các làng: Stơr, Kuk Tung, Klếch, Đak Pơ Kao, Leng, Đồng Tâm... chúng tôi cảm nhận rõ hơn sự đổi thay từ cuộc sống người dân nơi đây. Nhiều nhà xây dựng khang trang, đường sá được kiên cố hóa. Hợp tác xã Nông nghiệp-Thương mại và Dịch vụ Tơ Tung, Công ty TNHH một thành viên Hải Linh Gia Lai (làng Nam Cao), Công ty cổ phần Cao Xuân Gia Lai (làng Cao Sơn) liên kết với các đơn vị trong và ngoài tỉnh mua bán các mặt hàng nông sản, góp phần giải quyết việc làm cho người dân địa phương.
Ông Đinh Huy (làng Đak Pơ Kao) bộc bạch: “Được Nhà nước đầu tư, các doanh nghiệp hỗ trợ cùng với sự đóng góp của dân làng nên hệ thống đường giao thông được cứng hóa và nhiều công trình phúc lợi được xây dựng”.
Cùng với việc phát triển kinh tế, xã Tơ Tung rất quan tâm đến công tác giáo dục đào tạo. Năm học 2019-2020, toàn xã có 1.201 học sinh, trong đó có 621 em là người Bahnar. Đáng mừng nhất là học sinh ở các cấp học đã tự giác đến trường, không còn tình trạng bỏ học theo người thân đi làm rẫy.
Cô Lương Thị Xây-Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Tơ Tung-nhận xét: “Bây giờ, phụ huynh, học sinh rất quan tâm đến việc học tập. Các thầy cô bớt đi vào từng nhà, ra tận rẫy để vận động học sinh đến lớp, dành thời gian nâng cao chất lượng dạy và học. Nhiều em đạt thành tích học tập tốt, được đi thi học sinh giỏi, được tuyển thẳng vào các trường nội trú, theo học cao đẳng, đại học”.
Đặc biệt, bà con ở nơi đây rất đoàn kết, thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau. Chị Vi Thị Kiều (làng Nam Cao) cho hay: “Bà con ở xã Tơ Tung luôn sinh sống hòa thuận, chia sẻ mọi vui buồn với nhau”. Còn anh Đinh Ngơn-người quản lý khu di tích lịch sử làng kháng chiến Stơr thì chia sẻ: “Cuộc sống của người dân Tơ Tung đang khởi sắc từng ngày, bà con các dân tộc nỗ lực cùng nhau xây dựng nông thôn mới”.
HOÀNG CƯ 

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.